3. PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KHUYẾN NGƢ
2.4.11. Khuyến ngƣ có tính cách trao đổi hai chiều
Khuyến ngƣ không phải là một quá trình truyền đạt kiến thức và ý tƣởng một chiều từ khuyến ngƣ viên đến ngƣ dân. Những kết quả của các cơ quan ngƣ nghiệp mà khuyến ngƣ viên đƣa đến cho ngƣ dân là một vốn quí. Song những thông tin của khuyến ngƣ viên và các nhà nghiên cứu nhận đƣợc từ ngƣ dân là một vấn đề quan trọng. Ngƣời ngƣ dân rất thông thạo môi trƣờng và hệ thống sản xuất của họ, cho nên khi họ có ý kiến, nhận xét thì khuyến ngƣ viên phải biết tiếp thu những ý kiến đó cũng nhƣ biết đƣa ra những ý kiến đóng góp của mình. Những trao đổi nhƣ vậy có thể xảy ra ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình làm việc với ngƣ dân. Khi một vấn đề đã đƣợc đặt ra, nhờ có mối liên hệ chặt chẽ với ngƣ dân,
43 khuyến ngƣ viên có thể giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu rõ thêm tình hình sản xuất địa phƣơng và những khó khăn thƣờng gặp trong quá trình sản xuất. Tốt hơn nữa nên tạo điều kiện để các nhà nghiên cứu liên hệ trực tiếp với ngƣời sản xuất, nhƣ vậy những khuyến cáo của họ sẽ phù hợp với đòi hỏi của ngƣ dân hơn.
Ví dụ: Khi áp dụng một kỹ thuật mới hay một giống mới có thể cho ra những kết quả tốt ở trại thí nghiệm nhƣng lại không ổn định ngoài đầm ao sản xuất, những thử nghiệm trên đầm ao cho phép chúng ta kiểm nghiệm những khuyến cáo của các nhà khoa học và qua đó định hƣớng những nghiên cứu trong tƣơng lai.
Muốn cho công tác khuyến ngƣ đạt hiệu quả cao thì việc trao đổi giữa các nhà nghiên cứu, khuyến ngƣ viên và ngƣ dân là rất cần thiết và đây là một nguyên tắc cơ bản của khuyến ngƣ.
44
CHƯƠNG 4:PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN KHUYẾN NGƯ
Mục tiêu:
- Hiểu và biết đƣợc các phƣơng pháp, phƣơng tiện khuyến ngƣ. - Vận dụng đƣợc vào trong thực tiễn.
Nội dung chính: