Ương nuôi ấu trùng tôm he 1 Chuẩn bị bể ương

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun sản xuất giống và nuôi giáp xác (nghề nuôi trồng thủy sản) (Trang 29 - 30)

- Tuần hoàn nước: 5% 50% / 1 7 ngày

2. Ương nuôi ấu trùng tôm he 1 Chuẩn bị bể ương

2.1. Chuẩn bị bể ương

Sau mỗi đợt sản xuất các bể ương nưôi ấu trùng và dụng cụ trong trại cần phải được vệ sinh kỹ lưỡng nhằm hạn chế tồn lưu mầm bệnh. Bể ương sau khi thu hoạch post-larvae được tháo cạn nước, cọ rửa bằng xà phòng. Sau đó bể được cấp đầy nước ngọt, ngâm chlorine nồng độ 100 – 200 ppm trong 1 ngày hoặc hơn. Dùng xà phòng chà rửa sạch và tráng lại nhiều lần bằng nước ngọt. Bể sau khi vệ sinh kỹ có thể dùng ngay hoặc để khô sẵn sàng cho sử dụng. Đối với các bể sau khi vệ sinh chưa dùng ngay, khi đưa vào sản xuất cần được cọ rửa lại.

Nước biển đã lọc, khử trùng sau khi loại bỏ hết Clo hoạt hóa được cấp vào bể ương nuôi ấu trùng. Bể sau khi cấp đầy nước, bổ sung 5-10 ppm EDTA, sục khí đều và sẵn sàng cho việc tiếp nhận Nauplius. Nếu có sử dụng các men vi sinh, có thể cho vào nước và sục khí khoảng 6 – 12 giờ trước khi thả Nauplius. Trước khi đưa ấu trùng tôm vào ương nuôi cần kiểm tra lần cuối cùng các yếu tố lý hóa học môi trường nước bể nuôi.

Bài 1.3. Yêu cấu điều kiện môi trường các bể ương nuôi ấu trùng tôm

Yếu tố Khoảng có thể Khoảng nuôi tốt

Độ mặn 25 – 35 28 –33

Nhiệt độ 27 – 31 28 – 30

pH 7.8 – 8.2

Oxy > 5 ppm

Mật độ ương cao có thể giúp tăng số lượng tôm giống xuất bể của mỗi đợt sản xuất nhưng cũng đồng nghĩa với gia tăng rủi ro do sự bộc phát của dịch bệnh. Hầu hết các nước trên thế giới đều giới hạn mật độ ương ở mức 100 – 120 N/lít. Trong thực tế hiện nay ở Việt Nam, mật độ ấu trùng ương nuôi biến động lớn từ khoảng 100 – 250N/ lít hoặc cao hơn. Trong điều kiện tôm mẹ hiếm và giá cao như hiện nay, để tăng lợi nhuận người nuôi chọn giải pháp tăng tỉ lệ sống của ấu trùng hơn gia tăng mật độ nuôi. Mật độ ương nuôi ấu trùng thích hợp được khuyến cáo ở mức 100 –150 N/ lít. Mật độ ấu trùng ở các giai đoạn lớn hơn được trình bày ở bảng II.22.

Bài 4. Mật độ ương trung bình cho các trại tôm giống thâm canh

Giai đoạn Mật độ ( con/ lít)

Zoea I – II 80 – 140 Zoea III 80 – 110 Mysis I 60 – 100 Mysis II 60 – 90 Mysis III 50 – 85 P1– P6 40 – 60 2.3. Cho ăn

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun sản xuất giống và nuôi giáp xác (nghề nuôi trồng thủy sản) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)