- Thức ăn sống (live food) dùng trong ương nuôi ấu trùng tôm
2. Nuôi cua cái đã giao vĩ trong ao 1 Cải tạo ao
2.1. Cải tạo ao Bước 1: tát cạn ao Bước 2: vệ sinh Bước 3: bón vôi Bước 4: Cấp nước Bước 5: khử trùng Bước 6: lưới ngăn cua
Bước 7: kiểm tra môi trường trước khi thả 2.2. Thả cua bố mẹ Bước 1: xác định mật độ thả + Mật độ thả 1-2 con/m2 Bước 2: xác định tỷ lệ đực cái + Tỷ lệ đực cái 1:1
Bước 3: thả cua bố mẹ
2.3. Chăm sóc quản lý
Đầu tiên của quá trình lột xác và giao phối là sự ghép đôi của cua đực và cua cái. Cua đực dùng các chân bò và càng để ôm lấy cua cái ở mặt lưng. Thời gian ghép đôi có thể kéo dài 3-4 ngày. Cua đực chỉ thả cua cái khi cua cái chuẩn bị lột xác để giao phối. Cua cái lột xác xong, cua đực ôm lấy cua cái, áp sát bụng với nhau và gỡ yếm cua cái để giao phối.
Thời gian giao phối có thể kéo dài 5 giờ đến 1 ngày. Túi tinh từ cua đực sẽ đưa vào túi chứa tinh của cua cái và có thể dùng để thụ tinh cho cua cái qua nhiều lần sinh đẻ.
Cua có thể giao phối trong môi trường nước ngọt nhưng cua không thể đẻ trứng trong nước ngọt, ở nồng độ muối từ 8-33‰ cua đẻ tốt. Cua cái không giao phối vẫn đẻ trứng nhưng không thụ tinh nếu như túi tinh không còn. Nhiệt độ từ 19 – 320C và độ mặn 8-33‰cua có thể đẻ 7-16 giờ sau khi giao phối và thời gian đẻ trong vòng 30-120 phút.
Sức sinh sản của cua khác nhau theo kích cỡ. Cua có carapace rộng 92mm có thể đẻ 410.085 trứng (Srinivasagam) hay cua cỡ 107mm có thể đẻ 1.470.680 trứng (Kathirel 1981.)
Nhờ cử động của phần bụng nên khi đẻ trứng sẽ bám vào các lông tơ trên chân bụng và được ấp trong xoang bụng đến khi nở. Cũng có trường hợp do chất lượng cua mẹ hay do môi trường không thích hợp trứng đẻ ra không bám vào các chân bụng mà rơi ra ngoài gọi là đẻ chảy.