Việc dịch các văn bản do người phiên dịch là công tác viên của tổ chức hành nghề công chứng.

Một phần của tài liệu Giáo trình soạn thảo văn bản (Trang 31 - 36)

nghề công chứng.

- Người dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.

- Những trường hợp công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch.

4. PHÍ VÀ THÙ LAO CÔNG CHỨNG4.1. Phí công chứng: 4.1. Phí công chứng:

32 Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/01/2012 của Bộ Tài Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/01/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng:

- Giá trị tài sản dưới 50 triệu đồng: Phí 50 nghìn đồng;

- Giá trị tài sản từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng: phí là100 nghìn đồng; - Giá trị tài sản từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng: phí tính bằng 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch;

- Giá trị tài sản từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng: phí tính bằng 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng ;

- Giá trị tài sản từtrên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng: phí tính bằng 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng

- Giá trị tài sản từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng: phí tính bằng 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng

4.2. Thù lao công chứng (Điều 67 Luật công chứng):

- Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng. Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc và người yêu cầu công chứng nộp thù lao theo quy định này.

- Chi phí khác (Điều 68 Luật công chứng): Trường hợpngười yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì người yêu cầu công chứng phải trả chi phí để thực hiện việc đó. Mức chi phí do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứngthỏa thuận. Tổ chức hành nghề công chứng không được thu chi phí cao hơn mức chi phí đãthỏa thuận.

BÀI TẬP

Tình huống 1: Có buộc phải công chứng hợp đồng thuê nhà không?

A muốn thuê một căn nhà để ở. Xin hỏi hợp đồng thuê nhà có phải chứng thực hoặc công chứng hay không? Hợp đồng phải được công chứng, chứng thực thế nàothì mới được coi là hợp lệ, hợp lý?

(Gợi ý: Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014)

Tình huống 2: Giao dịch tài sản thông qua hợp đồng ký sẵn gửi tại phòng công chứng

X mua đất của anh Q. Anh Q mua lại đất đó của anh A không có giấy tờ mua bán đất mà chỉ có giấy đặt cọc và gửi lại hợp đồng mua bán mà anh A đã kí sẵn gửi lại ở phòng công chứng chưa có điền tên người mua đất vào. Nếu X mua lại đất và trả đủ tiền cho anh Q thì X sẽ được ghi tên vào hợp đồng đã đánh sẵn ở phòng công chứng tư nhân. Hỏi như vậy có đảmbảo không?

33

Tình huống 3. Chứng thực chứng minh nhân dân đã hết hạn sử dụng

A đem chứng minh nhân dân đến tại UBND xã để chứng thực thì cán bộ tư

pháp xã kiểm tra và từ chối chứng thực với lý do giấy chứng minh của A đã hết hạn sử dụng và không được chứng thực. Vậy cán bộ tư pháp từ chối không chứng thực cho Acó đúng theo qui định không?

(Gợi ý: Điều 2, 20, 22 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 06/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch).

Tình huống 4. Thẩm quyền công chứng hợp đồng giao dịch

A đang sở hữu giấy tờ tùy thân và giấy tờ xe 2 bánh ở tỉnh, hiện A đang ở

TP.HCM. DoA không có thời gian về quê công chứng muốn sang tên cho người khác tỉnhA ở văn phòng công chứng TP.HCM được không? Quy định pháp luật về địa điểm thực hiện công chứng thế nào?

(Gợi ý: Điểm c, khoản 1 Điều 17Luật công chứng năm 2014 + Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ –CP ngày 06/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch).

Tình huống 5. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc. Ông nội A có ý định lập di chúc để mai sau các con cứ theo đó mà phân chia tài sản. Ông A có người bạn rất thân biết rành thủ tục nên ông ấy muốn ủy quyền cho người bạn này thay mặt ông đến văn phòng công chứng để công chứng di chúc được không?

Gợi ý:

Theo Điều 56 Luật Công chứng năm 2014, quy định việc công chứng di chúc như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.

2. Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từchối công chứng di chúc đó.

Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 của luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng…

Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì ông A là người lập di chúc nên ông A phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc chứ không được ủy quyền cho người khác.

THẢO LUẬN

Câu 1. Khi thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì? trình tự, thủ tục ra sao?

34

* Căn cứ pháp lý:

- Luật công chứng 2014 - Luật đất đai 2013 - Luật Nhà ở 2014

* Nội dung tư vấn:

Để công chứng hợp đồng ủy quyền, người yêu cầu ủy quyền cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo trình tự như sau:

1.Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm: - Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu);

- Bản thảo Hợp đồng/Giấy uỷ quyền do các bên tự soạn thảo hoặc có thể yêu

cầu Văn phòng –Phòng Công chứng soạn thảo

1.1. Các giấy tờ bên uỷ quyền phải cung cấp:

– Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ

khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, nơi ở của người vợ, người chồng hoặc của người được uỷ quyền đại diện nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);

– Trường hợp hai vợ chồng bên uỷ quyền không cùng hộ khẩu thì phải cung cấp hộ khẩu của người vợ và hộ khẩu của người chồng và Giấy đăng ký kết hôn;

– Trong trường hợp đã uỷ quyền cho người khác thực hiện hợp đồng thì phải cung cấp Hợp đồng uỷ quyền đã được công chứng (bản chính và bản sao);

1.1.1. Đối với trường hợp uỷ quyền liên quan đến bất động sản thì cần có: – Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (bản chính và bản sao)

–Nếu đối tượng của Hợp đồng uỷ quyền là nhà ở, đất ở, tài sản gắn liền là tài sản riêng của vợ (chồng) thì phải có giấy tờ chứng minh tài sản riêng, ví dụ: hợp đồng tặng cho riêng, văn bản khai nhận, phân chia di sản thừa kế chứng minh được thừa kế riêng, bản án của Toà án, văn bản thoả thuận tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng… (bản chính và bản sao)

– Trường hợp bên uỷ quyền hiện đang độc thân thì phải có một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của Uỷ ban nhân dân xã phường xác nhận chưa đăng ký kết hôn lần nào (bản chính và bản sao);

+ Bản án và giấy xác nhận tình trạng hôn nhân xác nhận sau khi ly hôn cho đến thời điểm ký hợp đồng chưa đăng ký kết hôn với ai (bản chính và bản sao);

+ Giấy chứng tử của vợ (chồng) và giấy xác nhận tình trạng hôn nhân xác nhận từ thời điểm vợ (chồng) chết cho đến thời điểm ký hợp đồng chưa đăng ký kết hôn với ai (bản chính và bản sao);

1.1.2. Đối với các trường hợp uỷ quyền khác: người yêu cầu công chứng phải cung cấp các giấy tờ theo quy định của pháp luật để chứng minh người uỷ quyền được phép uỷ quyền cho người khác. Ví dụ: uỷ quyền kinh doanh thì phải có Giấy đăng ký kinh doanh, uỷ quyền tham gia tố tụng tại Toà án thì phải có Giấy triệu tập ….

35

– Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ

khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, nơi ở của bên được ủy quyền (bản chính và bản sao);

1.3. Nếu là pháp nhân thì phải cung cấp các giấy tờ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quyết định thành lập hoặc thừa nhận pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp pháp khác (bản chính và bản sao);

- Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);

- Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao);

- Biên bản họp hội đồng thành viên của pháp nhân liên quan đến việc thực hiện hợp đồng giao dịch;

2. Thủ tục công chứng hợp đồng/ giấy ủy quyền:

Căn cứ theo điều 40 và điều 41 Luật Công chứng 2014 được thực hiện theo thủ tục chung về công chứng hợp đồng, giao dịch.

Bước 1: Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn rồi nộp tại phòng tiếp nhận hồ sơ của tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc từ chối tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định. Hồ sơ có thể đã có sẵn dự thảo hợp đồng, nếu chưa có thì công chứng viên sẽ soạn thảo hợp đồng giao dịch theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

Bước 3: Công chứng viên thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật để rà soát lại, và chuyển cho các bên đọc lại.

Bước 4: Các bên sau khi đã đọc lại, nếu không có yêu cầu chỉnh sửa gì sẽ ký/điểm chỉ vào từngtrang của hợp đồng (theo hướng dẫn). Công chứng viên sẽ ký sau đó để đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.

3. Lệ phí công chứng:50.000 đồng.

4. Địa điểm công chứng:Tổ chức hành nghề công chứng

5. Thời hạn công chứng: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Câu 2. A và vợ thấy sức khỏe yếu dần, nên muốn lập di chúc để trách khi

vợ chồng mất các con tranh chấp mất đoàn kết. Vậy cho hỏi thủ tục công chứng di chúc như thế nào?

Gợi ý:

*Căn cứ pháp lý:

- Điều 43, 56 Luật công chứng 2014;

- Khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC.

Một phần của tài liệu Giáo trình soạn thảo văn bản (Trang 31 - 36)