Phiếu yêu cầu công chứng (Văn phòng công chứng có sẵn mẫu); Di chúc;

Một phần của tài liệu Giáo trình soạn thảo văn bản (Trang 36 - 37)

Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.

*Hồ sơ công chứng di chúc:

- Phiếu yêu cầu công chứng (Văn phòng công chứng có sẵn mẫu);- Di chúc; - Di chúc;

- Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân của của người cầu công chứng;

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản được nêu trong di chúc (GCNQSDĐ; giấy tờ xe; ...).

*Phương thức yêu cầu công chứng:

=> Người yêu cầu công chứng di chúc có thể đến trực tiếp tại văn phòng công chứng hoặc yêu cầu công chứng viên đến tại nơi cư trú để thực hiện công chứng di chúc.

*Cơ quan, tổ chức công chứng di chúc: Văn phòng/phòng công chứng.

*Thời hạn công chứng di chúc:

Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

*Phí công chứng di chúc: 50.000 đồng/trường hợp.

Ngoài ra, phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp; Phí cấp bản sao văn bản công chứng: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba (3) trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Hãy nêu các nguyên tắc thực hiện công chứng?

37

BÀI 4. THỦ TỤC THỰC HIỆN CHỨNG THỰC 1. Khái niệm chứng thực, các nguyên tắc chứng thực 1. Khái niệm chứng thực, các nguyên tắc chứng thực

1.1. Định nghĩa chứng thực

-Cp bn sao t s gc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

-Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

+ “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

+ “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

+ “Sổ gốc” là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.

-Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực

Một phần của tài liệu Giáo trình soạn thảo văn bản (Trang 36 - 37)