I. Đặc điểm chung
2. Khu hệ thực vật thuỷ sinh nước mặn
2.1.Thành phần loài
Thành phần loài TVPD đã thống kê được 537 loài thuộc 4 Ngành: Tảo vàng ánh (Silicoflagelata) 2 loài; Tảo lam 3 loài; Tảo giáp 184 loài; Tảo silic 348 loài chiếm 64,8%.
2.2. Sinh vật lượng
Sinh vật lượng của thực vật phù du biển Việt Nam có sự sai khác theo mùa và trong các vùng khác nhau. Thí dụ ở Vịnh Bắc Bộ, về mùa Đông có số lượng TVPD lớn hơn nhiều so với các mùa Xuân, Hè và không khác so với mùa Thu.
Số lượng TVPD trong mùa hè của biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ lớn nhất, còn các mùa khác không rõ ràng.
Ở biển Việt Nam số lượng TVPD lớn nhầt là 125 802 000 tb/m3 (Vịnh Bắc Bộ vào tháng 9/1960). Mật độ lớn nhất của biển Trung Bộ là 14 800 000 tb/m3 (tháng 9/1979). Biển
48
Tây Nam bộ là 98 900 000/m3. Số lượng bình quân của TVPD biển Việt Nam có từ 437 000 – 5 549 00 tb/m3.
Một đặc rõ nét của TVPD biển Việt Nam thường có số lượng cao ở vùng gần bờ phía Bắc hoặc Tây vịnh Bắc bộ, gần bờ Nam Bộ là những nơi có ảnh hưởng của các con sông lớn nhỏ chảy ra, ảnh hưởng của các vùng nước trồi biển miền Trung và vùng nước xoắy vịnh Bắc Bộ mang theo nhiều muối dinh dưỡng tạo điều kiện cho TVPD phát triển.
49
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NUÔI TẢO ĐƠN BÀO
Mặc dù hiện nay người ta đã sản xuất được nhiều thức ăn nhân tạo cho ấu trùng cá tôm và các động vật thủy sản khác, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có một loại thức ăn nhân tạo nào kể cả các thức ăn giàu đạm, có bổ sung vitamin, khoáng vi lượng và kháng sinh lại có thể sánh được với thức ăn tự nhiên. Việc sử dụng thức ăn tươi sống mặc dù đòi hỏi phải có thời gian, sự hiểu biết và cả chi phí cho người nuôi nhưng nó lại là thức ăn ưu việt nhất bởi lẽ:
Thức ăn tự nhiên kích thích cho ấu trùng ăn và gần như cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho chúng.
Thức ăn tự nhiên ít gây ô nhiễm môi trường do những thức ăn còn lại sẽ sống cho tới khi nào bị ăn. Vì vậy việc sử dụng thức ăn tự nhiên không những tốt như trên mà còn nâng cao được hiệu quả của việc sử dụng thức ăn tự nhiên.
Thực tế cho thấy rằng vi tảo, trùng bánh xe và artemia đã được chọn làm thức ăn cho nhiều ấu trùng động vật thủy sinh.