Nuôi sinh khối tảo

Một phần của tài liệu Bài giảng thực vật ở nước (Trang 58 - 59)

I. Công nghệ nuôi thực vật bậc thấp đơn bào

5. Nuôi sinh khối tảo

Nước biển lọc qua cát và lọc qua lõi lọc 1µm, sau đó bơm vào các túi nilon. Yêu cầu độ mặn và nhiệt độ nước nuôi tuỳ thuộc từng loài.

Loài tảo Nhiệt độ (0C) Ánh sáng (lux) Độ mặn (‰)

Chaetoceros muelleri 25 – 35 8000 – 10000 20 – 35 Phaeodactylum tricomutum 18 – 22 3000 – 5000 25 – 32 Isochrysis galbana 25 – 30 2500 – 10000 10 – 30 Skeletonema costatum 10 – 27 2500 – 5000 15 – 30 Nanochloropsis oculata 20 – 30 2500 – 8000 6 – 36 Pavlova viridis 15 – 30 4000 – 8000 10 – 40 Tetraselmis subcordiformis 20 – 28 5000 – 10000 20 – 40 T. tetrathele 5 – 33 2500 – 5000 6 – 53 Chlorella ellipsoidae 10 – 28 2500 – 5000 26 – 30

5.1. Nuôi nhân giống

 Nuôi trong túi nilon (50lít)

Thả giống tảo thuần vào với mật độ ban dầu từ 0,15 – 1,5 triệu tế bào/ml tuỳ theo từng loài tảo nuôi, bón môi trường conway với lượng 1ml/lít nước biển.

Xịt cồn khử trùng dây khí và được ống.

Sục khí 24/24h, có hoà thêm CO2 mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 15 – 20 phút vào mạng sục khí.

Khi tảo đạt mật độ 14 – 15 triệu tb/ml (với tảo Nanochloropsis và tảo Isochrysis), 10 – 12 triệu tb/ml (Tetraselmis Dunaliella) thì tiến hành thu hoạch, rút tảo ra 2/3 túi đưa vào sử dụng hoặc làm giống nuôi sinh khối trong bể. Số tảo còn lại dùng trong túi làm giống, bổ sung đầy nước và muối dinh dưỡng.

59

Sau 4 – 5 ngày kể từ khi gây nuôi tảo đạt mật độ cực đại va có thể thu hoạch. Khi xuất hiện tảo tạp dính bám trên túi thì tiến hành kết thúc nuôi tảo trong túi đó.

 Nuôi trong bể

Bể nuôi tảo tốt nhất là bể composis bên trong lòng bể sơn màu trắng, thể tích bể từ 1 – 2cm3, ngoài ra ở các cơ sở sản xuất lớn có thể nuôi trên bể xi măng thể tích 10 – 20m3, bón muối dinh dưỡng bằng môi trường Conway hay theo công thức đơn giản cũng mang lại hiệu quả cao.

5.2. Nuôi sinh khối tảo

 Nuôi thu 1 lần

Tảo giống được cấy vào nước biển (đã lọc và khử trùng và được bổ sung dinh dưỡng). Tuỳ thuộc vào mật độ tảo giống mà có thể tích nuôi phù hợp, thường mật độ tảo giống từ 2 – 10%. Sau 3 – 4 ngày, mật độ tảo đạt cực đại hoặc gần cực đại thì tiến hành thu hoạch hết. Tảo thu hoạch được sử dụng trực tiếp để nuôi ấu trùng hay luân trùng hoặc có thể làm giống để cấy vào bể có thể tích lớn hơn. Ví dụ: ban đầu tảo được nuôi trong ống nghiệm có thể tích 10 – 20ml, sau đó nuôi trong bình 2lít, bình 5 lít và 20 lít, bể nuôi 500lít…

- Ưu điểm: đơn giản, thuận tiện

- Nhược: khó xác định được thời điểm thu hoạch trước khi tảo đạt mật độ cực đại

Một phần của tài liệu Bài giảng thực vật ở nước (Trang 58 - 59)