0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Xử lý số liệu và viết báo cáo

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA ĐA DẠNG SINH HỌC LƯỠNG CƯ VÀ BÒ SÁT (Trang 38 -43 )

Việc phân tích và xử lý số liệu thu thập được trên thực địa để đưa ra báo cáo chi tiết đòi hỏi tính chính xác và khả năng tổng hợp, phân tích một cách có khoa học, việc này thường do các nhà nghiên cứu hoặc cán bộ kỹ thuật đảm nhiệm. Hiện nay, nhiều nơi đã có hệ thống máy tính và phần mềm cơ sở dữ liệu nên việc cập nhật và phân tích số liệu rất thuận tiện.

1. Tổng hợp và phân tích số liệu

Sau mỗi đợt điều tra, ngoài số mẫu vật thu được, chúng ta có hàng loạt các số liệu và các ghi chép từ các phiếu điều tra, sổ nhật ký, ảnh tư liệu,…các dữ liệu này cần được sắp xếp, tổng hợp và phân tích để viết báo cáo hay viết bài công bố trên các tạp chí. Các công việc cụ thể sau khi tiến hành khảo sát hiện trường thường bao gồm:

Bước 1: Tập hợp các tài liệu tham khảo có liên quan để tiến hành so sánh và thảo luận khi viết báo cáo, xây dựng quy hoạch hoặc công bố kết quả.

Bước 2: Kiểm tra kết quả định loại mẫu vật và xây dựng danh lục thành phần loài (xắp xếp theo các taxon).

Bước 3: Đánh giá thông tin có liên quan về các loài bắt gặp: số lượng, giới tính, hình dáng, màu sắc, hoạt động, các đặc điểm về sinh cảnh sống. Việc xác định các loài có liên quan đến bảo tồn (loài bị đe dọa, loài đặc hữu) có thể tham khảo các văn bản pháp luật hoặc tài liệu tham khảo như các Nghị định của Chính phủ (Nghị định 32/2006/NĐ-CP, Nghị định 160/2013/NĐ-CP), Phụ lục CITES (cập nhật hàng năm), Danh lục Đỏ IUCN (cập nhật hàng năm) và Sách Đỏ Việt Nam (2007).

Bước 4: Nhập và lưu trữ dữ liệu vào máy tính (cơ sở dữ liệu).

Bước 5: Thống kê và phân tích số liệu thô, đưa ra lời đánh giá, bình luận hoặc nhận xét. Có một số phần mềm thống kễ miễn phí có thể dùng như PAST Statistics hoặc đơn giản dùng Excel. Trích xuất số liệu và trình bày số liệu thành biểu bảng phù hợp. Phân loại các biểu bảng theo nhóm thông tin, theo thời gian, theo khu vực, theo kiểu sinh cảnh, theo loài…

Bước 6: Xây dựng các bản đồ/sơ đồ phân bố các loài, đặc biệt là các loài quan trọng, có thể là đối tượng quan trắc sau này (đặc hữu, quý hiếm, trong Danh lục IUCN, Sách đỏ Việt Nam, Nghị định 32, Nghị định 160, Phụ lục

38 CITES) ở khu vực điều tra, nghiên cứu. Việc xây dựng bản đồ thường do chuyên gia GIS thực hiện tuy nhiên nhóm nghiên cứu cần cung cấp thông tin về vị trí bắt gặp hoặc khu vực có sinh cảnh phù hợp đối với vùng phân bố của loài. Ngoài ra có thể xây dựng bản đồ chỉ ra các vị trí cần ưu tiên bảo tồn (loài, sinh cảnh) trong khu vực nghiên cứu để phục vụ quản lý và quy hoạch bảo tồn của khu vực nghiên cứu.

Bước 7: Viết báo cáo giám sát và đưa ra các đề xuất kèm theo.

2. Viết báo cáo khoa học

Mục tiêu của việc viết báo cáo khoa học là truyền đạt thông tin về một vấn đề nghiên cứu đến các đồng nghiệp hoặc các nhà quản lý, và tường trình những phương pháp hay cách tiếp cận để giải quyết vấn đề. Báo cáo được viết theo một cấu trúc đặc thù mà người viết phải tuân theo để đạt được hiệu ứng truyền tải thông tin cao nhất. Do đó, các người viết phải nắm được kĩ năng viết báo cáo.

Đối với một báo cáo về kết quả điều tra, khảo sát hay quan trắc đa dạng sinh học, thường đề cập đến các vấn đề sau:

- Thành phần loài ghi nhận.

- Hiện trạng quần thể của loài giám sát tại thời điểm giám sát. - Đánh giá xu hướng biến đổi của quần thể qua các kỳ giám sát.

- Đánh giá các nhân tố tác động (của tự nhiên, của con người) đến quần thể của loài giám sát.

- Bình luận các vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu, khu vực nghiên cứu, hay phương pháp thực hiện.

- Đề xuất và kiến nghị. - Tài liệu tham khảo. - Các phụ lục kèm theo.

Trước khi viết báo cáo, cần xây dựng đề cương chi tiết nhằm đảm bảo việc trình bày các nội dung đầy đủ và logic hơn. Đề cương phải xác định rõ:

- Chủ đề báo cáo. - Phương pháp.

39 - Kết quả chính.

- Kết luận chính và các vấn đề còn tồn tại.

Sau đó sắp xếp các vấn đề có liên quan với nhau thành nhóm và theo trình tự hợp lý đồng thời xác định các tài liệu tham khảo cho từng vấn đề. Khi viết báo cáo cầnlưu ý các vấn đề sau:

Tựa đề

Tựa đề báo cáo được viết trên trang đầu, thường ở vị trí trung tâm. Tiêu chí để đặt tựa đề là ngắn gọn nhưng đầy đủ, bao quát nhưng ấn tượng. Tựa đề phải phản ánh được nội dung chính của nghiên cứu. Vì tựa đề báo cáo thường được sử dụng trong các cơ sở dữ liệu, nên khi đặt tựa đề cần phải sử dụng những từ khóa.

Một báo cáo khoa học thường có những phần sau đây: - Tóm tắt

- Giới thiệu (hoặc mở đầu) - Nguyên liệu và phương pháp - Kết quả và thảo luận

- Kết luận

- Kiến nghị (đề xuất).

Tóm tắt

Phần tóm tắt phải chuyển tải được những thông tin sau: mục tiêu, các phương pháp chính đã sử dụng, và các kết luận chính của nghiên cứu.

Phần này phải mô tả vấn đề mà tác giả quan tâm, tình trạng tri thức hiện tại ra sao và mô tả mục đích nghiên cứu một cách gọn nhưng phải rõ ràng.

Về phương pháp nghiên cứu cần phải mô tả công trình nghiên cứu được thiết kế theo mô hình gì, đối tượng tham gia nghiên cứu đến từ đâu và đặc điểm của đối tượng, phương pháp đo lường.

Trình bày những kết quả chính của nghiên cứu, kể cả những số liệu có thể lấy làm điểm thiết yếu của nghiên cứu. Nên nhớ rằng kết quả này phải được trình bày sao cho trả lời câu hỏinghiên cứu đặt ra.

Cuối cùng nên đưa ra một số câu kết luận và ý nghĩa của kết quả nghiên cứu.

40 Độ dài của phần tóm tắt trong một báo cáo kỹ thuật khoảng 1-1,5 trang. Do đó, tác giả cần phải cung cấp thông tin một cách ngắn gọn, nhưng có dữ liệu và đi thẳng vào vấn đề. Thông thường phần tóm tắt được viết sau khi đã hoàn tất bản báo cáo.

Giới thiệu

Trong phần này, tác giả cần phải trả lời câu hỏi “Tại sao phải thực hiện nghiên cứu này?”. Cần phải nêu bật tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu. Phần giới thiệu thường cung cấp những thông tin sau:

- Cơ sở/bối cảnh của vấn đề nghiên cứu - Nêu rõ mục tiêucủa nghiên cứu

- Câu hỏi và giả thuyết đưa ra

- Đóng góp quan trọng của nghiên cứu (giải quyết vấn đề gì)

Phương pháp

Trong phần phương pháp, phải trả lời được câu hỏi: "Tác giả đã làm gì và làm thế nào?” Để trả lời câu hỏi này, tác giả phải cung cấp thông tin về thiết kế nghiên cứu đối tượng nghiên cứu, phương pháp đo lường, độ tin cậy và chính xác của đo lường, phương pháp phân tích dữ liệu. Các lưu ý khi viết phần này như sau:

- Các phương pháp thực hiện theo trình tự thời gian - Nguyên liệu: đủ và đúng (số lượng/chất lượng) - Chỉ rõ phương pháp nào kiểm chứng giả thuyết nào - Chỉ rõ phươngpháp phân tích số liệu

Trong phần phương pháp nghiên cứu cũng có thể có những tiêu đề nhỏ như: Thiết kế nghiên cứu: Mô tả ngắn gọn về mô hình nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Thông tin về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu đóng vai trò quan trọng để người đọc có thể đánh giá khả năng khái quát hóa của công trình nghiên cứu.

Địa điểm và bối cảnh nghiên cứu: Cần phải cung cấp thông tin về địa điểm mà công trình nghiên cứu được thực hiện, hay nơi mà dữ liệu được thu thập, bởi vì địa điểm có thể ảnh hưởng đến tính hợp lý của kết quả nghiên cứu.

41 Quy trình nghiên cứu: Trong phần này, phải tóm lược từng bước nghiên cứu, kể cả những chỉ dẫn cho đối tượng nghiên cứu.

Ngoài ra, cần phải mô tả cẩn thận kĩ thuật đo lường được sử dụng trong nghiên cứu, như tên của máy và nơi sản xuất, phiên bản phần mềm sử dụng. Cần phải mô tả điều kiện (nhiệt độ, ánh sáng) trong khi đo lường, cũng như các hệ số về độ tin cậy và độ chính xác của kĩ thuật đo lường.

Phân tích dữ liệu. Thiết kế và phân tích các kết quả nghiên cứu đều cần đến các phương pháp thống kê. Do đó, cần phải lý giải về các công thức tính toán, các chỉ số sử dụng giải thích rõ ràng về ý nghĩa của chúng.

Kết quả nghiên cứu

Về nguyên tắc, trong phần kết quả, tác giả phải trả lời được câu hỏi “Đã phát hiện được gì?”. Cấu trúc của phần này phải theo theo từng đề mục tương ứng với mục tiêu đặt ra. Trong phần kết quả cần cung cấp dẫn chứng phù hợp (bảng, hình, số liệu thống kê…) và tuân thủ nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa các phần, mục.

Cần phải phân biệt rõ kết quả chính và kết quả thứ yếu. Phần kết quả phải có biểu đồ và bảng số liệu, và những dữ liệu này phải được diễn giải một cách ngắn gọn trong văn bản. Những số liệu phải được trình bày để lần lượt trả lời các mục tiêu nghiên cứu (hay giả thuyết) đã đặt ra. Không nên bình luận hay suy diễn các kết quả mà nên dành những nhận xét cho phần thảo luận.

Những lưu ý để trình bày phần kết quả nghiên cứu:

- Sắp xếp kết quả theo mức quan trọng và theo trình tự sẽ đề cập đến. - Mô tả và phân tích ý nghĩa của dữ liệu. Nên trình bày số liệu đã được xử lý, không nên đưa ra những số liệu thô. Khi mô tả số liệu nên tránh cách viết liệt kê mà nên chọn số liệu nào nổi trội, quan trọng, và có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu để trình bày.

- Nếu kết quả nghiên cứu không ủng hộ giả thuyết đặt ra, cần có giải thích cụ thể và rõ ràng. Ví dụ: giả thuyết đặt ra lúc ban đầu không đúng hoặc phương pháp thực hiện có sai sót.

42 Thảo luận thường tập trung vào việc phân tích sâu hơn hoặc diễn giải kết quả nghiên cứu. Câu hỏi cần phải trả lời trong phần này là: “Những phát hiện đó có ý nghĩa gì?”. Do đó các vấn đề cần đề cập bao gồm:

- Nêu bật kết quả mới/sự khác biệt

- So sánh với kết quả đã công bố trước đây

- Đánh giá về kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra, ý nghĩa của từng kết quả nghiên cứu.

- Thảo luận về các vấn đề còn tồn tại (câu hỏi mở)

Đối với báo cáo kỹ thuật thường có thêm phần kết luận và kiến nghị. Trong phần kết luận không nên lặp lại những gì đã viết ở phần tóm tắt mà thường tóm lược lại các vấn đề sau:

- Về giả thuyết đặt ra - Về phương pháp - Về kết quả chính

Phần kiến nghị có thể đưa ra các đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo hoặc các giải pháp cho các lĩnh vực khác nhau (bảo tồn, khai thác, phát triển,…).

Viết lời cảm ơn

Phần này dành để cảm ơn những cá nhân/tổ chức đã giúp đỡ cho quá trình thực hiện nghiên cứu và phân tích số liệu hay cung cấp một phần nguyên liệu để thực hiện nghiên cứu nhưng họ chưa đủ tiêu chuẩn (hoặc không muốn) để đứng tên tác giả.Đồng thời, các tác giả có thể cảm ơn những cơ quan đã tài trợ cho nghiên cứu.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA ĐA DẠNG SINH HỌC LƯỠNG CƯ VÀ BÒ SÁT (Trang 38 -43 )

×