Bảo quản các trang thiết bị

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học lưỡng cư và bò sát (Trang 44 - 50)

VI. Các vấn đề cần lư uý khi khảo sát thực địa

2.Bảo quản các trang thiết bị

Trang thiết bị thường đắt tiền và khó thay thế ngay trên thực địa nên cần phải được bảo quản cẩn thận. Đặc biệt lưu ý các điểm sau đây:

- Bảo dưỡng máy nổ, các thiệt bị phụ trợ theo đúng quy trình.

- Máy ảnh, máy quay phim, ống nhòm, máy định vị,…cần được bảo quản nơi khô ráo (dùng các hạt hút ẩm để trong hộp nhựa kín).

- Không bao giờ gấp lều hay túi ngủ ở trạng thái ướt vì như thế sẽ bị mục nát rất nhanh.

- Tránh thất lạc, bỏ quên hoặc để mất dụng cụ, thiết bị.

3. Sức khỏe và y tế

Công việc ở hiện trường thường nguy hiểm nhưng lại ở xa bệnh viện. Vì vậy người đi điều tra phải quen với việc sơ cứu ban đầu, chẩn đoán sức khỏe và những thủ tục cấp cứu. Cần mang theo túi thuốc y tế phù hợp và biết cách sử dụng hợp lý.

- Thủ tục cấp cứu: Mọi người phải nắm rõ thủ tục cấp cứu phòng khi ai đó bị ốm hay gặp tai nạn rủi ro. Cần biết trước nơi có bệnh viện hoặc bác sĩ gần nhất và khả năng vận chuyển. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm và đồng thời phải biết rõ các thành viên của nhóm đều biết các thủ tục này.

- Sơ cứu các trường hợp thường gặp:

+ Sốt rét và sốt xuất huyết: Hai căn bệnh nguy hiểm nhất và thường xảy ra là sốt rét và sốt xuất huyết mà nguyên nhân gây ra đều từ muỗi. Các biện pháp đề phòng là che kín thân mình càng kín càng tốt và luôn luôn ngủ trong màn. Ngủ chung màn làm tăng khả năng bị muỗi mang bệnh lây truyền đốt. Uống thuốc phòng sốt rét một tuần trước khi vào vùng có sốt rét và tiếp tục uống một tuần sau khi ra khỏi vùng có sốt.

Triệu chứng của hai căn bệnh này là đau đầu và sốt. Khi phát hiện có các triệu chứng này cần làm thủ tục cấp cứu đầu tiên là đưa tới bệnh viện ngay lập tức. Không cố gắng tự chẩn đoán. Có rất nhiều căn bệnh có cùng triệu chứng như thế, một số bệnh rất nguy hiểm và một số bệnh không nguy hiểm.

44 + Dịch tả và thương hàn: Triệu chứng cả hai bệnh đều sốt cao, kèm theo nôn mửa và ỉa chảy.

Cách phòng ngừa là ăn uống vệ sinh. Ở những vùng bị nhiễm bệnh này thì phải đun sôi hoặc khử trùng nước uống. Cả hai bệnh đều có thể phòng ngừa bằng cách tiêm chủng.

Khi có ngườibị bệnh cần giữ người bệnh ấm và cho uống nhiều chất lỏng để phòng ngừa sự mất nước nghiêm trọng. Tìm sự giúp đỡ y tế càng sớm càng tốt.

- Vắt cắn: Vắt rất phổ biến ở các vùng rừng nhiệt đới ẩm. Vắt có miệng rất khỏe, có thể đâm thủng da để bám vào bất kỳ nơi nào trên bề mặt cơ thể. Chúng sống trong lớp thảm thực vật của rừng mưa nhiệt đới, nơi có động vật có xương sống máu nóng thường qua lại. Vắt cắn không cảm thấy đau và thường lâu khỏi. Nếu bị hút máu nhiều thì có thể gây thiếu máu, nhiễm trùng máu và có thể tử vong. Cách xử lý là phải làm sao gỡ những con vắt bám vào da, nhưng không được kéo mạnh ngay ra vì miệng có thể bị đứt lại và gây nhiễm trùng. Dùng dung dịch muối đậm đặc là cách tốt nhất để buộc vắt rời chỗ cắn. Sau đó vết cắn có thể được xử lý bằng thuốc khử trùng và thuốc cầm máu. Cách đề phòng là dùng tất chống vắt khi đi vào rừng.

- Rắn cắn: Sơ cứu ban đầu được thực hiện bởi chính ngay người bị cắn hay người ở gần đó, sử dụng những nguyên liệu sẵn có tại chỗ.

+ Làm yên lòng bệnh nhân, tránh hoảng loạn. Nói cho người đó biết rằng rắn độc chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và do đó có thể bệnh nhân chỉ bị một con rắn không độc cắn.

+ Không chữa chạy vết thương bằng bất cứ cách nào (rạch vết cắn, đắp lá). Trước hết phải cố định tay chân bị cắn bằng nẹp hay băng đeo và cố định vết thương.

+ Đưa bệnh nhân càng nhanh càng tốt đến bệnh viện hay bệnh xá gần nhất. Dùng thuốc giải độc (huyết thanh chống nọc rắn) là cách chữa rắn cắn chắc chắn và duy nhất đã được kiểm chứng. Nó có hiệu quả chống lại nhiều độc tố gây hại và gây chết người.

+ Tránh các cách xử lý có hại (gây nhiễm trùng) và tốn thời gian. Cách xử lý gây thêm chấn thương hoặc sức ép lên vết cắn đều có nguy cơ gây hại thêm.

45 Không nên áp dụng một số cách xử lý như đốt, rạch, cắt ngón bị cắn, dùng miệng hút, rửa vết cắn bằng hóa chất (thuốc tím), chườm lạnh bằng đá,….

+ Hiệu quả của việc dùng garô, băng bó nhằm làm chậm quá trình luân chuyển của nọc độc còn chưa rõ ràng. Garô quá chặt có nguy cơ gây hoại tử, ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại vi và làm tăng tác động cục bộ của nọc độc.

+ Xác định loài rắn cắn là hết sức quan trọng để có biện pháp điều trị đúng và nhanh. Có thể mang rắn đến bệnh viện nếu thu được mẫu của nó hoặc cố gắng nhớ đặc điểm của nó. Tuy nhiên, nếu chưa bắt được thì tránh không để cho nó cắn tiếp và cũng không nên mất thì giờ tìm nó.

- Động vật khác đốt/cắn: Ong bò vẽ, ong mật, rết, bò cạp, nhện, lông sâu non,…có thể gây đau hoặc dị ứng. Những vết đốt này nói chung không nguy hiểm và các triệu chứng có thể giảm đi nếu dùng kem chống dị ứng hoặc dùng thuốc giảm đau.

- Các loại lá gây ngứa (lá han, sơn) hay gây ngộ độc (lá ngón) cũng cần chú ý phòng tránh va quyệt hoặc ăn nhầm.

- Bị gãy chân tay: Trong trường hợp tai nạn xảy ra như gãy xương, phải chăm sóc bệnh nhân rất cẩn thận để giảm tới mức thấp nhất tác hại tiếp theo, giúp bệnh nhân bớt đau đớn và vết thương chóng lành. Nếu gãy nghiêm trọng (gãy xương hở) hoặc tai nạn có thể làm cho chân tay nằm ở vị trí không tự nhiên do sai khớp hay bệnh nhân có thể ho ra máu, dấu hiệu có thể là do gãy xương sườn. Trong các trường hợp cần băng bó vết thương, cố định chỗ bị gãy và đưa đi cấp cứu. Trường hợp bị chảy máu thì nên tìm cách cầm máu và không nên uống nhiềunước.

- Ngộ độc thức ăn: Ngộ độc thức ăn do ăn phải hoa, quả, lá, nấm, cá độc hoặc thức ăn bị nhiễm trùng. Triệu chứng thường là ốm bất thình lình, nôn mửa dữ dội, chóng mặt, vã mồ hôi, tăng nhiệt độ cơ thể, đau bụng,…

Cách xử lý là cố gắng làm cho cơ thể thải chất độc ra càng nhiều càng tốt bằng cách ép cho nôn như dùng ngón tay móc sâu vào cuống họng, uống thuốc gây nôn hay uống thật nhiều nước muối. Làm loãng tác dụng của chất độc bằng cách liên tục uống nhiều chất lỏng. Trong trường hợp nguy cấp thì phải đi bệnh viện.

46

PHỤ LỤC 1. MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA LƯỠNG CƯ VÀ BÒ SÁT

Phiếu số: Ngày/tháng/năm: Giờ đi: Giờ về: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa điểm: Tuyến khảo sát:

Tọa độ: Điểm đầu Điểm cuối:

Chiều dài tuyến:

Thời tiết: Nhiệt độ:

Tên người tham gia khảo sát:

Thông tin về các loài:

Thời gian (giờ:phút)

Tên loài bắt gặp (Tên Việt Nam/Tên

khoa học)

Số lượng

(cá

thể)

Địa điểm Sinh cảnh (mô tả sơ bộ)

Độ

cao (m)

Ghi chú (quan sát,

thu mẫu, thấy dấu vết,kích cỡ mẫu,...)

Đặc điểm nhận dạng loài bắt gặp (nếucần):

Các nhân tố tác động (tự nhiên: thiên tai, do con người: tàn phá sinh cảnh, săn bắt, bẫy, ô nhiễm,…):

47

PHỤ LỤC 2. PHIẾU PHỎNG VẤN

Thông tin chung

Số phiếu

Thời gian phỏng vấn Người phỏng vấn Người được phỏng vấn

Họ và tên Sinh năm Dân tộc

Nghề nghiệp Địa chỉ

Thông tin phỏng vấn

Anh (chị) đã bắt gặp loài nào trong khu vực Tên địa phương của loài

Mô tả sơ bộ về đặc điểm nhận dạng

Số lượng cá thể bắt gặp (Ước lượng:Hiếm, nhiều, rất nhiều) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa điểm bắt gặp loài

Dạng sinhcảnh sống

Nơi ở của loài (Dưới nước, trên mặt đất, trong hang, trên cây,..) Khoảng thời gian bắt gặp loài

Mùa hoạt động của loài Loại thức ăn của loài Mùa sinh sản của loài

Thông tin về hoạt động khai thác

Mục đích săn bắt Tần suất săn bắt Giá bán ở địa phương Nguồn tiêu thụ

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Behler, J. L. (1979). Field guide to north American reptiles and amphibians. Alfred A. Knopf, New York.

2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006). Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013). Nghị định số 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

4. Dự án "Xây dựng hệ thống tài liệu kỹ thuật tài nguyên - môi trường, khí tượng thủy văn biển", 2011. Dự thảo Quy phạm điều tra bò sát biển. Viện Tài nguyên Môi trường biển

5. Đặng Ngọc Thanh, Trần Kiên, Đặng Huy Huỳnh, Nguyễn Cử, Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Huy Yết, Đặng Thị Đáp (Biên tập, 2007). Sách đỏ Việt Nam, Phần Động vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

6. Ernst, C. H. & Barbour, R. W. (1989). Turtles of the World.

Smithsonian Institution Press, Washington D.C., USA.

7. Frost, D. R. (2015). Amphibian Species of the World: an Online

Reference. Version 6.0. Accessed in September 2015. Electronic

Database accessible at

http://research.amnh.org/herpetology/amphibia/index.html. American Museum of Natural History, New York, USA.

8. Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo & Ngô Đắc Chứng (2012).

Ếch nhái, bò sát ở Vườn Quốc gia Bạch Mã. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

9. IUCN, 2015. IUCN Red List of Threatened Species. <www.iucnredlist.org>. Accessed on 09 March 2015.

10.Jestrzemski, D., Schütz, S., Nguyen, Q. T. & Ziegler, T. (2013). A survey of amphibians and reptiles in Chu Mom Ray National Park, Vietnam, with implications for herpetofaunal conservation. Asian Journal of Conservation Biology, 2(2): 88-110.

49 11.Ngô Đắc Chứng & Nguyễn Quảng Trường (2015). Giáo trình điều tra

và giám sát đa dạng sinh học động vật. Nhà xuất bản Đại học Huế. 12.Nguyen, S. V., Ho, C. T. & Nguyen, T. Q. (2009). Herpetofauna of

Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main.

13.Primack, R. B. (1999). Cơ sở sinh học bảo tồn. (Võ Quý, Phạm Bình quyền & Hoàng Văn Thắng dịch). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

14.Rowley, J., Brown, R., Bain, R., Kusrini, M., Inger, R., Stuart, B., Wogan, G., Thy, N., Chan-ard, T., Cao, T. T., Diesmos, A., Iskandar, D. T., Lau, M., Ming, L. T., Makchai, S., Nguyen, T. Q. & Phimmachak, S. (2010): Impending conservation crisis for southeast Asian amphibians. Biology Letters, 6(3), 336–338.

15.Tordoff A. W., Tran B. Q., Nguyen T. D., Le H. M. (eds.) (2004).

Sourcebook of existing and proposed protected areas in Vietnam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Birdlife International in Indochina and Ministry of Agriculture and Rural Development, Second edition (CD), Hanoi.

16.Uetz P. & Hošek J. (eds., 2015). The Reptile Database. Available at:

http://www.reptile-database.org. Last accessed in August, 2015.

17.Zhao E. & Adler K. (1993). Herpetology of China. Society for the Study of Amphibians and Reptiles.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học lưỡng cư và bò sát (Trang 44 - 50)