Phương pháp tính số lượng

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học chim (Trang 25 - 27)

IV. Phân tích mẫu vật trong phòng thí nghiệm

2. Phương pháp tính số lượng

Theo tài liệu Dự án công tác quản lý khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam (SPAM), 2003, có hai phương pháp tính số lượng chim là phương pháp tính số lượng tương đối và phương pháp tính số lượng tuyệt đối. Hai phương pháp này được sử dụng rộng rãi và đã áp dụng nhiều ở nước ta.

Phương pháp tính số lượng tương đối: Để tính số lượng chim tương đối, người ta dựa vào tỉ lệ bắt gặp số cá thể của loài đếm được trên một đơn vị thời gian (giờ, phút) hoặc trên một đơn vị độ dài tuyến khảo sát (m, km). Sau đó, số lượng được xếp hạng và đánh ký hiệu:

- Rất nhiều (++++: bốn dấu cộng); - Nhiều (+++: ba dấu cộng);

- Ít (++: hai dấu cộng); - Hiếm (+: một dấu cộng).

Cách tính này có tính chất chủ quan, thường kém chính xác, chỉ có tác dụng định tính độ thường gặp/ phong phú của các loài đã được ghi nhận.

25

Phương pháp tính số lượng chim tuyệt đối: Kết quả của phương pháp tính sốlượng chim tuyệt đối cho phép tính được sốlượng cá thể của loài trong vùng điều tra khá chính xác, thường được thể hiện bằng số đôi (hoặc số lượng cá thể) trên một đơn vị diện tích (ha, km2).

Có nhiều cách tính số lượng tuyệt đối như: đặt ô tiêu chuẩn, tính theo tuyến đường đi, tính theo điểm, tính bằng bắt thả qua lưới mờ, đếm đàn trực tiếp.

- Tính theo ô tiêu chuẩn: + Chọn ngẫu nhiên

+ Xác định diện tích ô, vạch ranh giới và các tuyến trong ô.

Diện tích của ô sẽ ảnh hưởng tới kết quả tính (từ 1-2 ha hoặc 18 – 20 ha). Số lần tính càng lớn thì độ chính xác càng cao. Thời gian tính buổi sáng: 5 – 10 h, buổi chiều 2 – 6 h.

Các tuyến trong ô tiêu chuẩn có độ rộng khác nhau theo sinh cảnh: ở rừng rậm, bị che tầm nhìn thì chiều rộng tuyến về hai phía là 10 – 30 m.

- Tính theo tuyến: Chọn tuyến theo lối mòn qua các sinh cảnh đại diện cho khu vực nghiên cứu, chiều dài tuyến từ 500 – 800 m tới 2 -3 km. Đi bộ dọc tuyến với tốc độ 1 -2 km/ h. Cần ước lượng được khoảng cách và tầm xa phát hiện chim bằng máy đo khoảng cách và kinh nghiệm.

Để tính toán mật độ chim trên tuyến, cần xác định các thông số sau: + Tầm xa phát hiện chim (r),

+ Phần trăm số con đực hót hay số chim quan sát thấy trong lúc tính toán (T),

+ Chiều dài tuyến (D),

+ Sốlượng chim đếm được (SLC).

Mật độ chim trên tuyến (MĐC) sẽ được tính toán theo công thức sau:

- Tính theo điểm: Có thể tính số lượng theo điểm khi lập tuyến và đi lại khó khăn. Mỗi điểm duy trì thời gian tính từ 1 đến 3 phút. Ngoài các thông số trên, cần xác định sốđiểm hay số lần tính (n) theo công thức sau:

26

Chú ý rằng khoảng cách giữa 2 điểm tính bằng 2 lần tầm quan sát hay tầm xa nghe tiếng hót của chim.

- Tính số lượng bằng lưới mờ: Cần chọn đúng địa điểm giăng lưới mờ, không nên đặt lưới quá gần nhau, không giăng lưới vào lúc mưa to, gió lớn, tốt nhất là giăng vào lúc sáng sớm và chiều tối. Sau 0.5 – 1.0 giờ thì kiểm tra lưới một lần. Cách tính: Ví dụ nếu đặt 6 lưới trong 5 giờ thì có 30 giờ/ lưới.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn điều tra đa dạng sinh học chim (Trang 25 - 27)