Tại sao bệnh do Salmonella hay tái phát, cách phòng và điều trị thế nào?

Một phần của tài liệu Sổ tay hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi gà thịt quy mô vừa và nhỏ (Trang 112 - 113)

IV. SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH TRONG CHĂN NUÔI GÀ

108. Tại sao bệnh do Salmonella hay tái phát, cách phòng và điều trị thế nào?

cách phòng và điều trị thế nào?

‹

‹ Đặc điểm chung:

• Có 3 chủng vi khuẩn Salmonella spp gây bệnh phổ biến là: - Salmonella gallinarum gây bệnh thương hàn trên gà lớn và gà con.

- Salmonella typhimurium gây bệnh phó thương hàn trên gà con và gà lớn. - Salmonella pullorum gây bệnh bạch lỵ trên gà con.

• Vi khuẩn có thể có sẵn trong đường tiêu hóa của gà.

• Trong tự nhiên, vi khuẩn có sức đề kháng cao, trong phân, vi khuẩn có thể sống 3 tháng; trong đất, nền chuồng vi khuẩn sống 2 năm; tuy nhiên, vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và hóa chất khử trùng: ở 550C vi khuẩn bị tiêu diệt sau 20 phút; vi khuẩn bị tiêu diệt trong vòng vài phút tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời; hóa chất khử trùng tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng.

• Bệnh có thể truyền dọc từ gà mẹ sang con qua trứng, hoặc truyền ngang qua không khí, nước uống, máng uống, thức ăn, đệm lót chuồng nhiễm mầm bệnh.

‹

‹ Triệu chứng:

• Nếu mầm bệnh có trong phôi trứng thì gà con nở ra có thể phát bệnh và chết ngay sau khi nở hoặc chết trong những ngày úm đầu.

• Ở gà con, bệnh thường biểu hiện thể cấp tính: gà sốt cao, lòng đỏ không tiêu; gà bị tiêu chảy lúc đầu phân loãng, thối, vàng trắng sau chuyển sang màu trắng, có dịch nhầy, phân dính bết vào lỗ huyệt làm tắc đường tiêu hóa, bụng to dần rồi chết.

• Ở gà lớn bệnh thường biểu hiện thể mạn tính, gà tiêu chảy phân trắng xanh, bụng sa sệ, thể trạng suy nhược, đôi khi sưng khớp.

Hình 63. Phân dính bết lỗ huyệt ở gà

bị bệnh bạch lỵ Hình 64. Lòng đỏ không tiêu ở gà bị bệnh bạch lỵ

© Hội KHK T Thú y Việt Nam/ L ê Văn Năm © Hội KHK T Thú y Việt Nam/ L ê Văn Năm

‹

‹ Phòng bệnh:

• Kiểm soát đàn gà bố mẹ đảm bảo không có bệnh;

• Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gà;

• Giữ môi trường nuôi thông thoáng, sạch sẽ, giữ chất độn khô, sạch, bổ sung các chế phẩm tăng sức đề kháng cho gà vào những lúc thay đổi thời tiết, khi gà bị stress.

‹

‹ Điều trị:

• Có thể dùng một số kháng sinh sau: colistin, amoxicillin, oxytetracyclin, v.v... kết hợp với bổ sung chất điện giải, vitamin.

• Sau khi điều trị cần bổ sung men vi sinh để giúp gà ổn định hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện khả năng tiêu hóa.

Một phần của tài liệu Sổ tay hỏi đáp về thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi gà thịt quy mô vừa và nhỏ (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)