IV. SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH TRONG CHĂN NUÔI GÀ
111. Cách phòng và điều trị bệnh cầu trùng cho gà như thế nào?
cho gà như thế nào?
Đặc điểm chung:
• Bệnh cầu trùng ở gà do 7 - 9 chủng Eimeria khác nhau gây nên, chúng ký sinh ở các vị trí ruột khác nhau: ruột non, manh tràng, ruột già.
Vòng đời của cầu trùng:
• Vòng đời của cầu trùng gồm ba giai đoạn: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính diễn ra trong tế bào biểu mô ruột, sinh sản bào tử diễn ra ở bên ngoài cơ thể gà.
Triệu chứng:
• Gà bị bệnh cầu trùng thường khát nước, uống nhiều nước, dễ chết do mất nước và mất máu, lờ đờ, chậm chạp, ăn kém hoặc bỏ ăn, lông xù, cánh sã.
• Gà từ 3 - 6 tuần tuổi thường mắc cầu trùng manh tràng, triệu chứng đặc trưng là phân lẫn máu tươi.
• Gà lớn thường mắc cầu trùng ruột non, triệu chứng đặc trưng là phân loãng màu bã trầu.
Bệnh tích:
• Cầu trùng manh tràng: manh tràng chứa đầy máu. • Cầu trùng ruột non: ruột non xuất huyết, sưng to.
Hình 68. Manh tràng và ruột sưng phồng có máu ở gà bị bệnh cầu trùng © Hội KHK T Thú y Việt Nam/ L ê Văn Năm
Phòng bệnh:
• Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học, đặc biệt chú ý: -Giữ đệm lót chuồng luôn khô, sạch;
-Dùng hóa chất tiêu diệt noãn nang cầu trùng: terminator, OO - cide, v.v... • Dùng vắc-xin.
Điều trị:
• Có thể dùng thuốc đặc trị cầu trùng, như: amprolium, toltrazuril, v.v... kết hợp bổ sung vitamin, điện giải.
Lưu ý: Cần thay đổi thuốc điều trị cầu trùng để tránh tình trạng nhờn thuốc; dừng thuốc trước khi xuất bán theo quy định.