4. Những đóng góp mới của luận văn
3.5. Đánh giá chung về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng
hàng tại chi nhánh.
3.5.1.Những mặt đạt được.
Với hộ gia đình:
Trong những năm vừa qua nhờ tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng mà cuộc sông của rất nhiều hộ gia đình trong huyện đã được cải thiện,trình độ dân trí của người dân không ngừng tăng lên, ngoài ra ngân hàng đã tạo điều kiện cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn hoạt động của chi nhánh đã thoát nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng, bên cạnh đó nhờ nguồn vốn tín dụng của chi nhánh nên đã hạn chế được tối đa tình trạng cho vay nặng lãi tại một số xã của huyện, nguời dân tích cực hơn tham gia sản xuất từng bước thực hiện chương trình đổi mới nông thôn .
Với các doanh nghiệp:
Nhờ tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp trong địa bàn huyện đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tăng thêm lợi nhuận, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Với các chính sách phù hợp của chi nhánh trong các năm qua thực sự đã tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trên địa bàn vào ngân hàng, số lượng doanh nghiệp tìm đến nguồn vốn tín dụng của chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm, nhờ có nguồn vốn vay của ngân hàng mà nhiều doanh nghiệp đã có thể tiếp cận được với các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến điều đó giúp cho năng suất cũng như chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Các tổ chức khác:
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng cho sự tồn tạo và phát triển của các tổ chức trên địa bàn, nhất là các tổ chức tín dụng,các hợp tác xã,… nhờ có nguồn vốn của ngân hàng nên trong thời gian qua các tổ chức trên địa bàn huyện không ngừng mở rộng về quy mô, kinh doanh có hiệu quả hơn, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của toàn huyện.
43
3.5.2.Những mặt tồn tại và nguyên nhân.
3.5.2.1. Những mặt tồn tại.
Bên cạnh những mặt đã đạt được vẫn còn nhiều những tồn tại ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng tại ngân hàng.
-Về phía hộ gia đình:
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình chủ yếu là trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán, kinh doanh các dịch vụ nhỏ lẻ , ngành nghề chưa phong phú( do các hộ gia đình chủ yếu là thuần nông )
+ Việc sản xuất kinh doanh chưa đạt năng suất, hiệu quả chưa cao, sản phẩm của các hộ gia đình còn thô sơ nên khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác bên ngoài thị trường còn gặp nhiều khó khăn.
+ Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, độc canh.
+ Nguồn nhân lực tham gia sản xuất kinh doanh chưa cao, chủ yếu là lao động tại địa phương .
+ Trình độ hiểu biết của các hộ về ngân hàng còn nhiều hạn chế nên ngại tiếp cận vay vốn ngân hàng, cá biệt một số hộ làm ăn thua lỗ không trả được nợ ngân hàng.
+ Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý còn kém + Nguồn vốn vay còn hạn chế so với nhu cầu cần thiết
+ Khả năng sử dụng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng tại một só hộ gia đình chưa đạt hiệu quả cao.
+ Đầu ra cho các sản phẩm của các hộ gia đình còn nhỏ, chủ yếu các hộ gia đình tiêu thụ sản phẩm mình làm ra tại các địa bàn lân cận.
-Về phía doanh nghiệp
Khó khăn lớn nhất của các DN trên địa bàn hiện nay là tình trạng thiếu vốn để sản xuất. Trước hết là do nguồn vốn chủ sở hữu thấp. Vì vậy, họ phải huy động vốn chủ yếu từ nhiều nguồn: ngân hàng và của bản thân chủ doanh nghiệp, gia đình, bạn bè.
44
Bản thân đội ngũ DN vừa và nhỏ có số vốn chủ sở hữu rất thấp, ít có tài sản thế chấp cầm cố, không có người bảo lãnh, cũng không lập được phương án kinh doanh có đủ sức thuyết phục.
Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp hầu hết không đủ độ tin cậy. Tỷ lệ nợ vay ngân hàng quá hạn cao hơn so với các hộ gia đình. Nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng chế độ thống kê kế toán, số liệu phản ánh không chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của mình.
Hầu hết các cơ sở sản xuất manh mún, phân tán, trình độ công nghệ, thiết bị quá lạc hậu, lao động thủ công nên sản phẩm khó cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thị trường.
Trình độ cán bộ quản lý và lao động của các DN vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế, khả năng quản trị điều hành thấp. Hoạt động kinh doanh chủ yếu theo thương vụ, chạy theo phong trào mà không có chiến lược phát triển nên dễ đổ bể.
Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo ghi chép và theo dõi hoạt động kinh doanh của DN không có hoặc thiếu. Các doanh nghiệp thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hoá đơn bán hàng. Do đó ngân hàng không có cơ sở để đánh giá và quyết định việc cho vay. Nhiều doanh nghiệp luôn ngần ngại minh bạch tình hình kinh doanh của mình cho ngân hàng, không quen với thủ tục và cách thức tiếp cận các nguồn vốn của ngân hàng.
Chính vì các khó khăn trên, các DN vừa và nhỏ hầu như không đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng như điều kiện về khả năng tài chính, tính khả thi của dự án hay điều kiện tài sản bảo đảm.
3.5.2.2.Nguyên nhân.
- Về phía khách hàng.
+ Do chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, hay do áp dụng chưa thành thạo, cho nên năng suất, chất lượng sản phẩm cạnh tranh kém, điều đó sẽ làm cho các hộ gia đình hay các doanh
45
nghiệp sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, khả năng mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh, hay thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do không vay được vốn từ ngân hàng.
+ Hầu hết các doanh nghiệp, các hộ gia đình có lượng vốn nhỏ vì vậy các cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ, vì vậy khả năng vay vốn của ngân hàng với lượng lớn để sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều hạn chế.
+ Lao động tại các hộ gia đình, các doanh nghiệp hầu hết là chưa qua đào tạo đúng chuyên môn ngành nghề.
+ Tài sản thế chấp còn nhiều hạn chế hay có giá trị chưa cao, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vay vốn của khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp khi nhu cầu vay vốn của họ thường lớn.
+ Do chưa qua các trường lớp đào tạo co bản nên khả năng lập dự án sản xuất kinh doanh không có đủ sức tuyết phục, các dự án thường không khả thi vì vậy khi các cán bộ tín dụng thẩm định dự án thường xét duyệt cho vay dưới nhu cầu vay vốn của khách hàng, điều đó ảnh hưởng lượng vốn sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình và các doanh nghiệp.
+ Quy mô thị trường của các sản phẩm đầu ra của các hộ gia đình và các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ.
-Về phía ngân hàng
+ Thị trường của chi nhánh chưa rộng: Thị trường hoạt động có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động và doanh thu của ngân hàng, thị trường hoạt động của chi nhánh chưa rộng khắp chưa bao trùm được toàn bộ địa bàn huyện, mới chỉ tập trung tại thị trấn và các xã có dư nợ lớn, điều đó ảnh hưởng rất lớn tới những khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đặc biệt là nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh. Khách hàng gặp nhiều khó khăn do không nắm bắt được các thông tin về ngân hàng.
+ Thông tin cho khách hàng : Hoạt động này tại ngân hàng chưa thực sự đựơc quan tâm đúng mức, hiểu biết của người dân về ngân hàng còn có
46
nhiều hạn chế, nhất là ở những địa bàn xa ngân hàng. Một bộ phận dân cư không dám tiếp cận ngân hàng, họ chưa hiểu được hoạt động của một ngân hàng. Mặt khác công tác tuyên truyền cũng chưa thật sự hiệu quả để giúp người dân có thể tin tưởng vào ngân hàng, khiến người dân hạn chế vay vốn ngân hàng.
+ Yêu cầu quá khắt khe về tài sản đảm bảo.
Quy định chặt chẽ về bảo đảm tài sản. Một điều kiện bắt buộc để Ngân hàng cho khỏch hàng vay vốn cũng là điều kiện khó khăn mà không phải khỏch hàng nào cũng vượt qua được. Để phòng ngừa rủi ro, các quy định cho vay của Ngân hàng còn coi trọng tài sản đảm bảo, đặc biệt đối với khỏch hàng lần đầu tiên vay vốn tín dụng với ngân hàng. Chính vì những điều này mà có nhiều trường hợp ngân hàng bỏ qua khách hàng có tiềm năng thực sự, có khẳ năng kinh doanh hiệu quả chỉ vì không có tài sản đảm bảo nợ vay.
+ Lãi suất của ngân hàng thường không ổn định và chưa phù hợp với nhiều khách hàng, lãi suất của ngân hàng thay đổi theo những biến động của thị truờng tiền tệ, và ảnh hưởng nhiều của tình hình kinh tế, chính trị, vì vậy khách hàng rất khó có thể nắm bắt được lãi suất của ngân hàng để có những quyết định về khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, Không chỉ có vậy lãi suất mà ngân hàng áp dụng hiện nay còn chưa phù hợp với một số khoản vay và đối tượng nhất định, như lãi suất cho vay hộ nông dânvà các hộ sản xuất kinh doanh là gần như tương đương nhau, điều này làm khả năng vay vốn ngân hàng để xoá đói giảm nghèo coàn gặp nhiều khó khăn. Hay như ngân hàng áp dụng mức lãi suất chung theo thời gian vay vốn của khách hàng là hộ gia đình và doanh nghiệp là như nhau, điều này là không hợp lý vì hầu như tại các ngân hàng thì lãi suất cho doanh nghiệp vay thường phải cao hơn vì các doanh nghiệp vay với số lượng lớn nên khả năng rủi ro cao. Những bất cập trong chính sách về lãi suất của chi nhánh đã vô tình tạo thành rào cản khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng với khách hàng.
47
+ Chính sách tín dụng của ngân hàng vẫn chưa thực sự chú trọng nhiều đến khách hàng mà phần lớn vẫn tập trung vào lợi ích của ngân hàng. Các khách hàng khi vay vốn phải phải trải qua rất nhiều bước rất phức tạp bên cạnh về quy trình tín dụng cần phải thực hiện, khách hàng còn phãiin xác nhận, công chứng rất nhiều các loại giấy tờ khác, điều này làm cho khách hàng mất rất nhiều thời gian, tạo cho khách hàng cảm giác không mặn mà lắm cho các lần vay tiếp theo.
+ Thủ tục rườm rà phức tạp.
Quy trình thủ tục cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh chưa thực sự thuận tiện cho khách hàng đến xin vay vốn tại ngân hàng. Mặc dù là khách hàng đến xin vay nhưng cần tạo cho họ sự thoải mái thân thiện trong giao dịch, để từ đó có những ấn tượng tốt về ngân hàng và trở thành khách hàng thân thiết của khách hàng khi họ có nhu cầu xin vay cũng như khi họ có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm.
Hiện nay có rất nhiều khách hàng ở huyện có nhu cầu về vốn nhưng do thủ tục ngân hàng chậm trễ không đáp ứng được nhu cầu tức thời của họ, nên họ chấp nhận vay vốn từ những nguồn không chính thức mặc dù với mức lãi suất cao hơn lãi suất cho vay ngân hàng nhiều lần. Trước tình hình đó ngân hàng cần áp dụng một số biện pháp để thu hút được lượng khách hàng này đến với mình.
+ Quy trình thẩm định còn một số bất cập.
Mặc dù đã có sổ tay tín dụng được áp dụng chung trong toàn hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nhưng việc áp dụng các chi tiết của quy trình cho vay nhiều khi mới chỉ dừng lại ở lý thuyết. Chưa áp dụng thực tế tại địa phương,quy trình thẩm định của chi nhánh còn quá phức tạp, nhiều khâu trong quá trình thẩm định hoàn toàn không cần thiết, vì vậy đôi khi thời gian thẩm định kéo dài nhiều ngày, đièu đó ảnh hưởng tới khách hàng làm cho cơ hôị sản xuất kinh doanh của khách hàng bị trôi qua.
48
+ Trình độ cán bộ nhân viên, nhất là đội ngũ cán bộ đã quan tâm đào tạo song còn nhiều bất cập. Cán bộ ngân hàng hầu hết là đội ngũ lâu năm, có kinh nghiệm, nhưng việc áp dụng công nghệ vào giải quyết cho vay còn nhiều hạn chế, còn một bộ phận cán bộ trẻ có kiến thức năng động nhưng chưa có kinh nghiệm thực tế. Do vậy, chưa phân tích đánh giá và khai thác thật hiệu quả tiềm năng từ phía khách hàng trong vay vốn, điều này đã ảnh hưởng tới quá trình giải quyết cho vay khách hàng, khiến cho khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng mà khách hàng cần.
+ Đa dạng hoá sản phẩm : Các lọai nguồn vốn tín dụng phục vụ khách hàng chưa phong phú, còn đơn điệu, phần lớn các nguồn vốn cho vay là truyền thống, chưa có các nguồn vốn cho vay nhiều đối tượng,hình thứccho vay, mục đích, cũng như thời hạn.
+ Cơ sở vật chất hạ tầng cơ sở phục vụ cho giao dịch với khách hàng chưa được khang trang, chưa thực sự tạo thoải mái cho khách hàng trong giao dịch. Khách hàng đến xin vay chưa có được chỗ ngồi nghỉ trong khi chờ đợi các cán bộ là việc, vì vậy về mặt này chi nhánh chưa gây được ấn tượng tốt cho khách hàng.
+ Thời hạn cho vay chưa phù hợp: Thời gian cho vay nguồn vốn tín dụng cho khách hàng còn chưa phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đối tượng cho vay, thời gian hoàn vốn của khách hàng.
3.6.Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho khách hàng tại Agribank Huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên.
3.6.1.Quan điểm và định hướng về cho vay vốn tín dụng của NHNN&PTNT huyện Đồng Hỷ.
3.6.1.1. Quan điểm về cho vay vốn tín dụng của NHNN&PTNT huyện Đồng Hỷ .
Tất cả các ngân hàng trên thế giới, kể cả các ngân hàng ở các nước phát triển và các nước đang phát triển thì hoạt động cho vay vốn tín dụng vẫn là hoạt động chính yếu mang lại thu nhập cho các ngân hàng, quyết định đến sự
49
tồn tại và phát triển của ngân hàng. Ngoài việc tăng cường cho vay vốn tín dụng đối với các đối tượng khách hàng chính của ngân hàng, ngân hàng cũng phải đa dạng hoá cỏc loại hình cho vay tín dụng , mở rộng được quan hệ với khách hàng. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Đồng Hỷ Thỏi Nguyờn hoạt động trên địa bàn có tiềm năng lớn, là nơi tập trung nhiều hô gia đình, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên bản thân ngân hàng đã xác định rõ cho minh về cho vay vốn tín dụng, đó là:
- Cho vay vốn tín dụng phải đi đôi với đảm bảo chất lượng cho vay. Muốn vậy, nguồn vốn tín dụng phải tập trung vào những hộ gia đỡnh, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Chi nhánh phải liên tục bám sát định hướng phát triển kinh doanh của cỏc hộ gia đỡnh, doanh nghiệp trờn địa bàn, tiếp tục thực hiện chiến lược khách hàng. Ngoài những khách hàng truyền thống, chi nhánh còn đẩy mạnh quan hệ tín dụng với các khỏch hàng mới nhằm mục tiêu đa dạng hoá danh mục khách hàng.
- Ngân hàng phải lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm tiêu chí để thực hiện cho vay vốn tín dụng. Do đó, chi nhánh phải luôn theo dõi, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, kề vai, sát cánh cùng khách hàng trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn để tìm ra cách tháo gỡ tốt nhất.
- Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh chiến lược chính sách khách hàng thông qua công tác tiếp thị, chính sách lãi suất, trên tinh thần nguyên tắc an toàn,