Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích tình hình tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho nông dân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 61 - 73)

4. Những đóng góp mới của luận văn

3.6.2 Các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng

cho khách hàng.

3.6.2.1.Về phía ngân hàng.

- Giải pháp về mở rộng mạng lưới hoạt động.

Việc mở rộng mạng lưới hoạt động giúp tăng doanh số cho vay, làm lợi nhuận của chi nhánh tăng lên, và khách hàng tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động của mình hơn nữa, đặc biệt là tới những địa bàn khó khăn mà từ trước tới nay ngân hàng ít quan tâm , tạo điều kiện cho người dân ở đây vay vốn làm ăn, thúc đẩy quá trình phát triển.

- Các giải pháp về tăng cường thông tin cho khách hàng.Hiện nay NHNN&PTNT Đồng Hỷ Thái Nguyên đã có thêm hai ngân hàng cấp bốn tại Ngọc Lũ và An Lão, điều này chứng tỏ sự quan tâm của ngân hàng đối với khách hàng trong khu vực và cũng là điều kiện tốt để ngân hàng tăng cường cung cấp thông tin về các chính sách của ngân hàng một cách nhanh chóng cho khách hàng bên cạnh đó còn giúp cho ngân hàng đi sâu, đi sát với công việc làm ăn của các hộ, các doanh nghiệp, hiểu được những khó khăn thuận lợi của khách hàng tại địa phương. Trong thời gian tới ngân hàng sẽ đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của hai ngân hàng cấp bốn này nhằm tăng cường thông tin nhiều hơn nữa cho khách hàng giúp họ tiếp cận nhanh hơn với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

52

Tình hình thực tế hiện nay cho thấy khách hàng của chi nhánh vẫn thiếu thông tin về hoạt động ngân hàng, trước tình hình đó ngân hàng nên có những chiến dịch tuyên truyền cung cấp thông tin về các hoạt động ngân hàng một cách đầy đủ cho khách hàng. Bên cạnh đó ngân hàng đã phải kết hợp nhiều hơn nữa với chính quyền các xã, tổ chức những buổi gặp gỡ, nói chuyện tập trung, trong đó cán bộ ngân hàng phổ biến chính sách khuyến khích khách hàng vay vốn của ngân hàng, phổ biến các điều kiện để vay vốn, thủ tục vay, ưu điểm của vốn vay ngân hàng so với các nguồn vay khác...đồng thời cán bộ ngân hàng trực tiếp giải đáp những thắc mắc của người dân. Ngoài ra đối với một số hộ, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cao, doanh thu lớn trong các xã, ngân hàng nên chủ động cử cán bộ đến tận nơi để quảng cáo, giới thiệu về hoạt động ngân hàng, các dịch vụ tiện ích mà ngân hàng có thể cung cấp, nhất là về nguồn vốn tín dụng.

- Giải pháp về đa dạng hoá các sản phẩm, các hình thức tín dụng.

Theo sự phát triển của nền kinh tế địa phương, nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh cũng tăng theo và ngày càng trở nên phức tạp, đa dạng, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng, ngân hàng đã đưa ra nhiều phương thức cho vay mới phù hợp hơn bên cạnh các phương thức trước đây giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn và tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

Cho vay theo hạn mức

Hiện nay NHNN&PTNT Đồng Hỷ mới chỉ áp dụng hình thức cho vay trực tiếp từng lần đối với khách hàng. Đây là hình thức cho vay phổ biến của ngân hàng áp dụng đối với những khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên và ổn đinh. Ưu điểm của hình thức này là đơn giản, dễ thực hiện nhưng nhược điểm là mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay gây mất thời gian và chi phí cho cả hai bên.

53

Trong thời gian tới cùng với mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh cùng những hỗ trợ và đầu tư của huyện và địa phương nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ tăng lên. Hiện nay đã có những hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có số vốn lớn hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng, quy mô sản xuất cũng mở rộng, hàng hóa tiêu thụ nhiều hơn do đó sẽ có nhu cầu vay thường xuyên. Để mở rộng cho vay đối với những khách hàng này ngân hàng nên áp dụng hình thức cho vay theo hạn mức.Theo phương thức này mỗi lần vay khách hàng chỉ cần làm khế ước nhận nợ, vừa đỡ mất thời gian, không mất thêm chi phí mà ngân hàng thường xuyên theo dõi việc sử dụng tiền vay của khách hàng nhằm đảm bảo thực hiện các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng.

Cho vay gián tiếp qua các tổ chức trung gian

Thực tế hiện nay tuy đã thành lập thêm ngân hàng cấp bốn nhưng tâm lý ngại đến ngân hàng của khách hàng vẫn còn khá cao, do đó ngân hàng nên thông qua các tổ chức khác để cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh, tiêu như hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, hội nông dân,... Đây là những tổ chức có quan hệ gần gũi với người dân ở nông thôn. Mặt khác những tổ chức này thường rất quan tâm đến những hoạt động nhằm phát triển kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo... nên rất được các hộ trong xã tin tưởng. Thông qua hình thức này ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ chức này (VD: thu nợ, phát tiền vay...). Ngoài ra các tổ chức này cũng có thể đứng ra đảm bảo cho các thành viên trong tổ chức vay vốn, hoặc một số thành viên đứng ra bảo lãnh cho một thành viên khác vay. Điều này rất thuận tiện khi người có nhu cầu vay không có hay không đủ điều kiện về tài sản thế chấp.

Cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Đây là một hình thức nên được mạnh dạn áp dụng vì rất phù hợp với đặc điểm nhu cầu của các hộ,nhất là đối với các doanh nghiệp khi lượng vốn cần vay lớn mà tài sản thế chấp lại rất hạn chế. Các hộ, doanh nghiệp có nhu

54

cầu mua sắm máy móc thiết bị nhằm cơ khí hóa sản xuất, tăng năng suất sản phẩm, hoặc thay thế máy móc thiết bị cũ nhưng họ lại thiếu tài sản thế chấp để vay vốn. Vì vậy nếu ngân hàng áp dụng hình thức này các hộ sẽ không còn phải lo về tài sản đảm bảo, vay được vốn để mua máy móc còn ngân hàng thì kiểm soát được quá trình sử dụng vốn hình thành nên tài sản cố định.

- Các giải pháp về lãi suất.

Ngân hàng phải xây dựng được một chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt, mềm dẻo theo tín hiệu thị trường. Bởi lãi suất ngân hàng liên quan trực tiếp đến lợi ích của ngân hàng và khách hàng, đối với khách hàng thì lãi suất cho vay chính là chi phí của họ phải trả cho việc được quyền sử dụng vốn, còn về phía ngân hàng thì lãi suất thu được từ các món vay là thu nhập chính của ngân hàng. Để giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa đôi bên, chi nhánh không nên chỉ dập khuôn theo mức lãi suất do NHNo&PTNT Việt Nam ban hành mà tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh của Ngân hàng và môi trường kinh doanh trên địa bàn mà đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên địa bàn. Cụ thể:

- Phân loại từng đối tượng khách hàng: đối với khách hàng làm ăn có hiệu quả, dư nợ lớn, không có nguy cơ phát sinh nợ quá hạn thì nên áp dụng mức lãi suất ưu đãi.

- Đa dạng hoá các loại lãi suất để tạo điều kiện phù hợp với chu kì kinh doanh của khách hàng, dựa vào từng loại lãi suất và từng kì hạn mà khách hàng có thể lựa chọn các khoản vay thích hợp đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của họ đạt đết quả cao, đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng thời hạn.

- Trong từng thời kỳ nhất định, ngân hàng có sự điều chỉnh lãi suất khác nhau và có những lúc lãi suất thấp hơn lãi suất ghi trong hợp đồng tín dụng.

- Giải pháp về chính sách tín dụng.

Để tạo điều kiện cho khỏch hàng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, chi nhỏnh cần xây dựng một chính sách tín dụng linh hoạt, phù

55

hợp với từng đối tượng khách hàng. Bởi một chính sách tín dụng tốt sẽ hỗ trợ khách hàng, bảo đảm được sự an toàn nguồn vốn của ngân hàng và tạo được một tỷ lệ thu nhập dài hạn có thể chấp nhận được cho ngân hàng. Một chính sách tín dụng như vậy sẽ cung cấp một công cụ để cán bộ tín dụng có những quyết định đúng hướng và phù hợp với những thay đổi trong nền kinh tế và như các quy định về lãi suất của NHNN&PTNT Việt Nam, tạo điều kiện cho khả năng vay vốn của khách hàng thuận lợi hơn.

Chính sách tín dụng của ngân hàng cần được tiếp tục hướng tới khách hàng, phải lấy khách hàng làm trọng tâm tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng thẩm định dự án .

Công tác thẩm định của ngân hàng hiện nay còn rất nhiều khâu phiền hà phức tạp trước khi ngân hàng ra quyết định cho vay, và điều đó đã ảnh hưởng đến khách hàng mỗi khi họ có nhu cầu vay vốn. Công tác thẩm định bao gồm: thẩm định khách hàng và thẩm định dự án, thẩm định giá trị các TSBĐ.

Trong những năm tới chi nhánh cần thành lập tổ thẩm định dự án có tính chuyên nghiệp, khi có tổ thẩm định có chuyên môn nghiệp vụ tốt sẽ làm cho quá trình thẩm định dự án nhanh hơn, chính xác hơn, nhất là đối với các dự án lớn đòi hỏi khả năng thẩm định tốt.

Hiện nay thời gian thẩm định các dự án tại chi nhánh còn khá dài, điều đó gây ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh của khách hàng, làm cho khách hàng mất lòng tin vào chi nhánh. Vì vậy trong thời gian tới yêu cầu cấp bách của ngân hàng là phải xây dựng hoàn thiện quy trình tín dụng cho phù hợp với điều kiện với khách hàng tại địa phương.

- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng.

Cán bộ tín dụng là những người trực tiếp làm việc với khách hàng, trực tiếp thẩm định hồ sơ vay vốn, là người ảnh hưởng lớn đến việc khách hàng có được vay vốn hay không. Vì thế có thể tăng cường khả năng tiếp cận nguồn

56

vốn tín dụng cho khách hàng của ngân hàng thì đội ngũ cán bộ ngân hàng mang tính chất quyết định.

Cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng, nắm rõ bản chất của từng phương thức cho vay, lãi suất và các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay, từ đó để có được những quyết định về hình thức cho vay và lãi suất khoản vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Công tác đào tạo cán bộ là rất quan trọng, trong thời gian qua chi nhánh đã áp dụng nhiều phơng pháp đào tạo khác nhau như cử đi học tại những các trung tâm đào tạo ngân hàng tài chính, mở các lớp đào tạo tại chỗ, cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, giao lưu... Ngoài ra những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng các cán bộ còn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, điều đó giúp cho khách hàng và cán bộ ngân hàng tìm được tiếng nói chung và từ đó cơ hội vay vốn của khách hàng dễ dàng hơn.

- Các giải pháp về thủ tục hành chính.

Nhìn chung thì tất cả các yếu tố đó càng đem lại cho khách hàng sự thuận tiện, nhanh chóng bao nhiêu thì sự thắng lợi trong việc thu hút khách hàng của ngân hàng đó càng trở nên gần hơn.

Trên thực tế khi ngân hàng thực hiện một món vay với khách hàng thì ngân hàng phải thực hiện theo hàng loạt các thủ tục từ việc lập hồ sơ đến kí hợp đồng tín dụng, trong khi khách hàng phải đáp ứng rất nhiều loại giấy tờ báo cáo hoạt động kinh doanh; báo cáo thu nhập, chi phí trong vài năm gần đây, giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo, phương án sản xuất kinh doanh… mặc dù các thủ tục đó là hết sức cần thiết những dẫu sao vẫn khiến cho khách hàng tỏ ra ái ngại trong quá trình đến vay vốn ngân hàng. Việc giảm bớt độ cồng kềnh của các thủ tục đó hiện nay đã từng bước đuợc ngân hàng tiến hành. Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng hiểu được tầm quan trọng của các giấy tờ, các thủ tục mà ngân hàng đặt ra, đồng thời phải tiến hành xác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích tình hình tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho nông dân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 61 - 73)