Có ba kiểu định hướng để học sinh có thể giải quyết được nhiệm vụ trong bài tập vật lí. Mỗi kiểu định hướng có kết quảvà quá trình hành động riêng.
2.3.2.1. Kiểu định hướng thứ nhất
Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu hành động và kết quảhành động, còn những chỉ dẫn cần phải thực hiện như thế nào không được nêu ra. Học sinh thực hiện nhiệm vụ
một cách mò mẫn theo cách thử và sai. Kết quả là nhiệm vụ có thể thực hiện được nhưng hành động mà nhờđó nhiệm vụđược thực hiện không bề vững khi thay đổi điều kiện. [10]
2.3.2.2. Kiểu định hướng thứ hai
Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết mẫu của hành động trên một cơ sởđịnh hướng chặt chẽ với những chỉ dẫn, những cách thức để thực hiện hành động. Hành động ởđây đã được chia thành những giai đoạn và đảm bảo cho việc thực hiện nó một cách đúng đắn. Kiểu định hướng này còn gọi là định hướng algorit. Ở đây, học sinh nắm vững được kĩ năng thực hiện hành động và có khảnăng di chuyển sang thực hiện nhiệm vụ mới, nhưng
sự di chuyển này đòi hỏi phải có trong thành phần của nhiệm vụ mới những yếu tốtương
tự với các yếu tố trong thành phần của nhiệm vụđã nắm vững [10].
2.3.2.3. Kiểu định hướng thứ ba
Giáo viên tiến hành dạy có kế hoạch về phân tích các nhiệm vụ nhằm rút ra những
điểm tựa để thực hiện nhiệm vụ. Những điểm tựa này là cơ sở định hướng để thực hiện
hành động. Ởđây, các định hướng của giáo viên mang tính khái quát, giáo viên kích thích học sinh tự xây dựng cơ sởđịnh hướng hành động và sau đó thực hiện hành động theo cơ
cở định hướng đó. Khi hành động được hình thành như vậy sẽ có khảnăng dịch chuyển sang một lớp các nhiệm vụ rộng lớn.
Hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí dựa trên cơ sởđịnh hướng khái quát tạo điều kiện hình thành ởngười học kĩ năng định hướng, kĩ năng kế hoạch hóa hoạt động giải bài tập, kĩ năng thực hiện kế hoạch giải bài tập. Đó là những kĩ năng quan trọng nhất khi giải bài tập vật lí. Việc yêu cầu học sinh trao đổi bằng lời nội dung của kế hoạch hoạt động giải bài tập là điều kiện cơ bản của việc nắm vững hành động. Sau một thời gian được rèn luyện,
23
học sinh có thểhình dung được toàn bộ tiến trình hành động giải bài tập “ trong óc”, các hành động sẽđược rút gọn và điều đó cho phép họ thực hiện hành động nhanh hơn vì một loạt các thao tác riêng biệt đã tách ra trước đây được “ nhập” lại thành một hệ duy nhất; nói cách khác, học sinh đã có các kĩ năng giải bài tập về một loại nào đó.
Với kiểu định hướng này tránh được tình trạng thầy làm thay trò, trò chỉ thừa hành thực hiện những hành động thầy đưa ra. Do tính định hướng khái quát của kiểu hướng dẫn
này nên phát huy được tính tích cực tự lực tìm tòi của học sinh. Câu hỏi gợi ý của giáo viên phải vừa mang tính gợi mở, vừa khái quát nhưng không được chung chung, viễn vông [10].