4 Báo cáo CTMTQGGN giai đoạn 2006-2010, 31/3/201 0 Cục BTXH
2.5. Nội dung cơ bản của chương trình quốc gia về XĐGN
Giới thiệu một số chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến xóa đói giảm nghèo
Nhiều năm qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành, chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách năng động, phù hợp với mục tiêu kiên trì XĐGN nhanh và bền vững; đồng thời bảo đảm sự công bằng, dân chủ và an sinh xã hội. Chính phủ đã nỗ lực triển khai đồng bộ 8 Chương trình mục tiêu quốc gia, huy động nhiều nguồn lực của xã hội vào cuộc (bao gồm cả Chương trình 134, 135 giai đoạn II và quyết liệt thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững đối với 61 huyện nghèo) hướng mạnh vào các vùng nông thôn, huyện nghèo, xã nghèo, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đông dân tộc thiểu số để giảm nghèo nhanh ở những vùng nghèo nhất.
Các chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình XĐGN và tạo việc làm, Chương trình phát triển KTXH các xã đặc biệt khó khăn, Chương trình phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng... là các chương trình, dự
27
án có tác động trực tiếp nhất đến XĐGN. Vốn đầu tư của các chương trình, dự án này được thực hiện bằng nhiều nguồn: vốn phân bổ trực tiếp của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương; vốn lồng ghép của các chương trình, dự án; vốn vay tín dụng; vốn huy động từ cộng đồng; trong đó vốn Ngân sách Nhà nước dự kiến chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư của chương trình, dự án.
Qua tính toán của các địa phương và các bộ trực tiếp quản lý chương trình, dự án, nhu cầu của 8 chương trình, dự án quốc gia trong Kế hoạch 5 năm (2001- 2005) khoảng 70-75 nghìn tỷ đồng (khoảng 5-5,5 tỷ USD)
Căn cứ nhu cầu và khả năng huy động, dự kiến kinh phí thực hiện các chương trình, dự án này trong 5 năm 2001-2005 sẽ tăng gấp đôi so với thực hiện năm 1996- 2000, khoảng 60 nghìn tỷ đồng, trong đó chi từ ngân sách khoảng 1/3.
Cụ thể mục tiêu và dự kiến chi của các chương trình, dự án là:
a. Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm
Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo, hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề, đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác XĐGN, hỗ trợ cho người nghèo cách làm ăn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và vay vốn để sản xuất. Thực hiện hỗ trợ dân di cư đến các vùng kinh tế mới và định canh, định cư ở các xã nghèo.
Tổng kinh phí cho chương trình này khoảng 22,5 nghìn tỷ đồng.
b. Chương trình mục tiêu quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn
Nhà nước tập trung hỗ trợ một phần cho những vùng có nhiều hộ nghèo, vùng khó khăn, xây dựng hệ thống cấp nước tập trung, thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hỗ trợ cho vay không lãi hoặc lãi suất thấp. Kinh phí cho chương trình dự kiến khoảng 7,1 nghìn tỷ đồng.
c. Chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số và Kế hoạch hóa gia đình
Tiến hành quy hoạch và phân bổ lại dân cư giữa các vùng; tiếp tục đầu tư tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa; đầu tư hoàn thiện hệ thống thông tin, nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số kế hoạch hóa gia đình.
28
d. Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS
Tập trung thực hiện các dự án: Phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống bệnh bướu cổ, phòng chống bệnh phong, phòng chống bệnh lao, phòng chống bệnh sốt xuất huyết; thực hiện tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng; bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện phòng chống HIV/AIDS...
Kinh phí cho chương trình ước tính khoảng 4,5 nghìn tỷ đồng.
e. Chương trình mục tiêu quốc gia về Phát triển văn hoá
Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện hệ thống phát thanh, truyền hình trên cả nước, bảo đảm 90-95% hộ gia đình xem được đài truyền hình và nghe được đài tiếng nói Việt Nam. Thực hiện đầu tư, dự án chống xuống cấp và tôn tạo các di tích lịch sử, dự án nghiên cứu, điều tra, bảo tồn một số làng, bản, buôn tiêu biểu và lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc ít người. Tiến hành sưu tầm và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu, xây dựng ngân hàng dữ liệu về văn hóa phi vật thể; xây dựng các thiết chế văn hóa thông tin cơ sở, xây dựng các mô hình hoạt động văn hóa thông tin ở làng xã. Bảo đảm tất cả các xã đều có điểm văn hóa xã (điện thoại liên lạc, thư viện sách báo, phòng hội họp, sinh hoạt chung...).
Kinh phí cho chương trình khoảng 1,3 nghìn tỷ đồng.
f. Chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục và Đào tạo
Tăng cường củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tiến hành đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa; thực hiện dự án đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường; chú trọng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất các trường học, trường sư phạm, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọng điểm...
Kinh phí cho chương trình khoảng 6 nghìn tỷ đồng.
g. Chương trình phát triển KTXH các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135)
Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã; quy hoạch bố trí lại dân cư; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm nghiệp; đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum sóc. Bảo đảm đến
29
năm 2005, về cơ bản các xã có đủ các công trình thiết yếu như hệ thống điện, trường học, trạm xá, đường giao thông, chợ, cấp nước sạch. Đối với các trung tâm cụm xã, chủ yếu là xây dựng các phòng khám đa khoa, trường học, trung tâm khuyến nông, hệ thống cấp điện, nước...
Kinh phí cho chương trình khoảng 7,6 nghìn tỷ đồng.
h. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng
Đi đôi với bảo vệ hơn 10 triệu ha rừng, tiếp tục trồng mới 1,43 triệu ha, bao gồm trồng 390 nghìn ha rừng phòng hộ, đặc dụng và trồng rừng sản xuất khoảng 1 triệu ha, thực hiện khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung khoảng 650 nghìn ha, khoán bảo vệ rừng 2 triệu ha.
Kinh phí dự kiến cho dự án khoảng 8,5 nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra, sẽ tiếp tục đầu tư hỗ trợ, huy động cộng đồng và sự đóng góp của người hưởng lợi để triển khai các dự án đã được cộng đồng quốc tế và chính phủ các nước giúp đỡ như: dự án đa dạng hóa nông nghiệp; dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; dự án giảm nghèo 6 tỉnh miền núi phía Bắc; dự án giảm nghèo 5 tỉnh miền Trung; dự án cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng; dự án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn;...
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015
Quyết định 1489/QĐ-Ttg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015, bao gồm các nội dung chính sau đây:
1. Tên Chương trình và cơ quan quản lý Chương trình:
a) Tên Chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 (sau đây viết tắt là Chương trình).
b) Cơ quan quản lý Chương trình: Bộ LDDTB&XH. 2. Mục tiêu của Chương trình:
a) Mục tiêu chung: Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở các vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.
30
b) Mục tiêu cụ thể:
- Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011 (riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tăng gấp 2,5 lần); tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 2%/năm (riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011 - 2015.
- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người nghèo, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các DVXH cơ bản.
- Cơ sở hạ tầng KTXH ở các huyện, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt...
c) Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2015:
- Phấn đấu 10% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (sau đây viết tắt là Nghị quyết 30a); 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo và 30% số xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định.
- Đầu tư xây dựng cơ sởhạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh và dân sinh phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, kinh doanh. Phấn đấu đến năm 2015:
+ 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải;
+ 60% thôn, bản có đường trục giao thông được cứng hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải;
+ 100% trung tâm xã có điện; trên 90% thôn, bản có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh;
+ Các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 80% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hằng năm.
31
- Thu nhập của hộ nghèo tham gia mô hình tăng 15 - 20%/năm; bình quân mỗi năm có 10% hộ tham gia mô hình thoát nghèo.
- 100% cán bộ, công chức xã, trưởng thôn, bản và cán bộ đoàn thể được tập huấn về: kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án; lập kế hoạch có sự tham gia của người dân; phát triển cộng đồng.
3. Đối tượng và phạm vi thực hiện của Chương trình
a) Đối tượng: Người nghèo, hộ nghèo; ưu tiên người nghèo là người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em.
b) Phạm vi thực hiện: Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước; ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư trên địa bàn trọng điểm sau:
- Huyện nghèo;
- Xã nghèo (xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã biên giới và xã an toàn khu);
- Thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 4. Thời gian thực hiện Chương trình: từ năm 2012 đến năm 2015.
5. Tổng kinh phí cho Chương trình:
Tổng kinh phí cho Chương trình: 27.509 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn:
- Ngân sách trung ương: 20.509 tỷ đồng (trong đó 17.972 tỷ đồng vốn đầu tư pháttriển và 2.537 tỷ đồng vốn sự nghiệp);
- Ngân sách địa phương: 4.000 tỷ đồng;
- Viện trợ nước ngoài và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 3.000 tỷ đồng.
6. Các dự án thành phần của Chương trình:
a) Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo
Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo
+ Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và dân sinh ở các huyện nghèo, thực hiện mục tiêu theo Nghị quyết 30a đến
32
năm 2015; tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
+ Đối tượng: Các huyện nghèo. + Nhiệm vụ chủ yếu:
- Hoàn thiện đường giao thông từ huyện đến trụ sở Ủy ban nhân dân các xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã;
- Hoàn thiện hệ thống các công trình bảo đảm cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã;
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn xã gồm: Trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa xã, thôn, bản; - Hoàn thiện hệ thống các công trình để bảo đảm chuẩn hóa về y tế trên địa bàn
huyện nghèo, xã nghèo;
- Hoàn thiện hệ thống các công trình để bảo đảm chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo;
- Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo;
- Đầu tư trung tâm dịch vụ tổng hợp về nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn huyện nghèo;
- Đầu tư cơ sở dạy nghề tổng hợp (bao gồm cả nhà ở cho học viên) ở các huyện nghèo;
- Duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở các huyện nghèo.
+ Phân công thực hiện: Bộ LDDTB&XH chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án.
Tiểu dự án 2: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
33
+ Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH, cải thiện đời sống của người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững.
+ Đối tượng: Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. + Nhiệm vụ chủ yếu:
- Hoàn thiện đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh;
- Hoàn thiện hệ thống các công trình bảo đảmcung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh;
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn xã;
- Đầu tư chuẩn hóa trạm y tế xã;
- Hoàn thiện hệ thống các công trình để bảo đảm chuẩn hóa về giáo dục;
- Đầu tư bờ bao chống triều cường, kè, công trình thủy lợi, trạm bơm cấp nước biển cho nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối;
- Duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
+ Phân công thực hiện: Bộ LDDTB&XH chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án.
+ Vốn và nguồn vốn
Tổng nhu cầu vốn thực hiện: 11.080 tỷ đồng, trong đó: - Ngân sách trung ương: 8.180 tỷ đồng;
- Ngân sách địa phương: 2.000 tỷ đồng;