Ảnh hưởng của nghèo đói đến gia đình

Một phần của tài liệu Giáo trình công tác xã hội với người nghèo trường cao đẳng nghề yên bái (Trang 61 - 65)

62

3.1. Ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình

Nghèo đói ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống gia đình. Nghèo đói làm cho các nhu cầu thiết yếu của gia đình như: nhu cầu về ăn, mặc, ở không được đảm bảo. Hầu hết các gia đình nghèo đều không đủ lương thực, không đủ lượng calo hàng ngày; cái mặc không đủ, thiếu quần áo ấm trong các mùa đông giá lạnh; nhà cửa tạm bợ, thậm chí dột nát, không có khả năng che nắng, che mưa, che gió bão. Các nhu cầu cần thiết khác như chăm sóc y tế không được chu đáo, giáo dục bị đứt quãng thậm chí phải nghỉ học sớm; nhu cầu đi lại, văn hóa giao tiếp rất hạn hẹp.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến người nghèo gần như “nghèo tất cả”, từ vật chất, tiền bạc đến vốn hiểu biết xã hội nên người nghèo trong các gia đình luôn có nguy cơ cao gặp các rủi ro. Do vốn kinh tế, vốn xã hội hạn chế nên người nghèo khó có khả năng quản lý rủi ro. Họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chống đỡ và giải quyết và khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra. Chính vì vậy, nhóm gia đình người nghèo được liệt vào nhóm hưởng chính sách TGXH trong việc cứu đói và ưu tiên tiếp cận các DVXH cơ bản.

3.2. Ảnh hưởng đến phụ nữ trong gia đình

Trong các hộ gia đình nghèo phụ nữ, trẻ em, người già lại là những người thiệt thòi nhất , đặc biệt hộ nghèo thường rơi vào những gia đình là đối tượng quan tâm của xã hội (gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với nước...) thì vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn. Theo tạp chí Dự án nghèo đói toàn cầu (The Global Poverty Project), phụ nữ làm việc 2/3 thời gian trên thế giới, sản xuất một nửa số lương thực của thế giới, nhưng chỉ chiếm 10% thu nhập và sở hữu ít hơn 1% tài sản của thế giới. Trung bình, lương của phụ nữ chỉ bằng một nửa lương của nam giới. Phần đông những gia đình đơn thân có phụ nữ là chủ nghèo khổ và chịu nhiều thiệt thòi hơn. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho biết, cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế làm tăng số phụ nữ thất nghiệp. Lúc ban đầu, cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến việc làm trong các lĩnh vực mà nam giới thường chiếm ưu thế. Tuy nhiên, thất nghiệp giờ đây đã lan rộng. Khi niềm tin và sức mua của người tiêu dùng giảm sút, nhiều công việc thường do phụ nữ đảm nhiệm như tiếp viên, nhân viên bán hàng,... cũng giảm theo. ILO đặc biệt lo ngại rằng, phụ nữ ở các nước đang phát triển, làm nghề nông hay người giúp việc nhà rất khó có thu nhập và dễ bị tổn thương trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

Không có tiếng nói và quyền lực còn thể hiện ở chỗ những người phụ nữ bị đối xử bất bình đẳng trong chính gia đình của họ. Người phụ nữ không có quyền

63

quyết định việc gì và phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng của họ. Nghèo đói cùng cực chính là thủ phạm dẫn tới các vụ bạo lực và phân biệt đối xử, những vi phạm về quyền con người, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em sống trong nghèo đói. Nó phá hủy cuộc sống và tinh thần của nhiều phụ nữ và là thủ phạm cướp đi mạng sống của nhiều trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành hơn bất kỳ một cuộc chiến tranh nào. Họ phải chịu các điều kiện làm việc nguy hiểm và sống trong môi trường sống bấp bênh, xuống cấp và thậm chí nguy hiểm đối với chính tính mạng của mình. Hàng triệu phụ nữ sống trong nghèo đói, cuộc sống của họ là những chuỗi ngày nhọc nhằn, buồn khổ vì vật lộn với chén cơm manh áo. Họ bị đối xử bất công, không được đi học, chăm sóc sức khoẻ, sinh con an toàn và có việc làm với thu nhập cao.

Trong các hộ nghèo, số giờ công lao động hưởng lương của nam giới và phụ nữ là tưng đương nhau. Tuy nhiên, thời gian phụ nữ dành cho công việc nhà thì hơn gấp đôi so với nam giới, mà đây là những công việc không được thù lao. Như vậy, phụ nữ có rất ít hoặc không có thời gian để tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, văn hoá, xã hội và tiếp tục nâng cao trình độ học vấn. Phụ nữ trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ ở các vùng nông thôn, các gia đình nghèo và các dân tộc thiểu số, vẫn có nhiều khả năng bị yếu sức khoẻ kinh niên hơn so với nam giới.

Một vấn đề hiện đang được nhiều người chú ý là làm thế nào để cải thiện cơ hội kinh tế cho phụ nữ. Việc làm chất lượng thấp là thách thức đối với thị trường lao động cho phụ nữ. Một tỷ lệ lớn phụ nữ trong các gia đình nghèo đang phải làm những công việc nặng nhọc, năng suất thấp, dễ bị tổn thương với mức lương thấp trong khu vực phi chính thức. Thêm vào đó, tỷ lệ thất nghiệp của nữ thanh niên còn cao và phụ nữ vẫn chủ yếu bị coi là lực lượng lao động phụ trợ hay người mang lại thu nhập thứ yếu, sau nam giới. WB (WB) cho rằng, phụ nữ có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, vì thế tập trung hơn đối với sự phát triển của phụ nữ và trẻ em gái là phương pháp hiệu quả nhất để chống lại đói nghèo toàn cầu và chủ nghĩa cực đoan. Đó là lý do tại sao viện trợ nước ngoài ngày càng hướng đến phụ nữ. Thế giới đang thức tỉnh, bởi họ nhận ra một sự thật rằng, nếu giảm được sự nghèo đói của phụ nữ và trẻ em gái thì sẽ giảm được nghèo đói cho toàn xã hội.

Để tạo cơ hội bình đẳng việc làm cho phụ nữ, cần đề xuất những chính sách, bao gồm: hỗ trợ cho nữ doanh nhân, hỗ trợ phụ nữ làm nông nghiệp tăng năng suất lao động, giảm sự phụ thuộc quá lớn vào các khu vực phi chính thức; thúc đẩy tiếp

64

cận bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo, an sinh xã hội; bảo đảm tính đại diện và tham gia quyết định; tuân thủ hướng tiếp cận dựa trên quyền.

3.3. Ảnh hưởng đến trẻ em trong gia đình

Đồng hành với sự nghèo đói của phụ nữ là con cái của họ. Nhiều trẻ em dưới 6 tuổi phải sống trong cảnh bần hàn. Điều quan trọng ở đây cần được nhận thức sâu sắc là, số trẻ em dưới 6 tuổi phải chịu cảnh nghèo sẽ chịu những thiệt thòi về giáo dục, y tế, và điều này sẽ ảnh hưởng đến suốt cuộc đời của các em sau này.

Bên cạnh những thành tích rất ấn tượng về kinh tế xã hội, Việt Nam vẫn phải đối mặt với một thực tế là khoảng cách giàu nghèo, giữa người Kinh và các dân tộc thiểu số, giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Hỗ trợ cần đến được với các trẻ em trai và gái hiện đang sống trong những khu vực quanh năm đói nghèo triền miên. Tình trạng nghèo ở trẻ em Việt Nam hiện nay trên thực tế còn nhiều hơn các số liệu thống kê về đói nghèo từ trước tới nay. Các số liệu trước đây không phản ánh được các nhu cầu cơ bản của trẻ em đã được đáp ứng vì nhu cầu của trẻ em không giống như nhu cầu của người lớn. Với sự hỗ trợ của UNICEF, Việt Nam gần đây đã xây dựng một cách tiếp cận về nghèo dành riêng cho trẻ em. Trong các hộ gia đình nghèo, các nhu cầu cơ bản của trẻ như giáo dục, y tế, nơi ở, bình đẳng về xã hội và BTXH không được coi trọng. Có thể thấy khoảng 1/3 số trẻ em dưới 16 tuổi, tương đương với con số bảy triệu trẻ em có thể bị coi là nghèo , 1/3 số trẻ em dưới năm tuổi bị còi cọc do suy dinh dưỡng kéo dài. Cứ ba trẻ em dưới 5 tuổi thì có hơn một em chưa được tiêm chủng đầy đủ. Gần một nửa tổng số trẻ em không được tiếp cận với thiết bị vệ sinh hợp vệ sinh ngay tại gia đình và 2/3 trẻ em không có được một quyển truyện tranh hay một quyển sách dành cho thiếu nhi để đọc.

Nước và điều kiện vệ sinh môi trường không an toàn là nguyên nhân gây ra 50% trong hầu hết các ca bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam trong khi các số liệu năm 2008 cho thấy khoảng 20% trẻ em bị thiếu cân và suy dinh dưỡng. Tai nạn thương tích trẻ em là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng tử vong ở trẻ từ 1 tuổi trở lên, phần lớn là do đuối nước, tai nạn giao thông, ngộ độc và bị thương do vật sắc nhọn gây ra. Mặc dù nhìn chung chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối thấp, đại dịch HIV ở trẻ em không còn giới hạn ở các nhóm có nguy cơ cao như trẻ mại dâm và trẻ có sử dụng ma túy. Đến năm 2012, số người nhiễm HIV ước tính tăng lên khoảng 280.000 người trong đó có khoảng 5.500 trẻ em (xấp xỉ 2%).

65

Trong khi đó, các gia đình phải chịu áp lực hơn bao giờ hết để có đủ thu nhập trang trải các phí sử dụng DVXH như y tế và giáo dục. Điều này đồng thời góp phần làm tăng tình trạng chênh lệch xã hội. Với tỷ lệ di cư và tình trạng gia đình tan vỡ tăng lên, trẻ em Việt Nam đang đứng trước nguy cơ cao hơn bị lạm dụng, bóc lột, bạo lực và xao nhãng.

Tình trạng chênh lệch về giáo dục vẫn còn tồn tại với khoảng 75% trẻ em thành phố được học mẫu giáo trong khi chỉ có 51% trẻ em nông thôn được học mẫu giáo.

Ở Việt Nam, dân tộc thiểu số thường sinh sống chủ yếu ở các khu vực nông thôn miền núi và là những người ít được hưởng lợi nhất từ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tỷ lệ nghèo ở các cộng đồng dân tộc thiểu số năm 2008 dù đã giảm xuống vẫn ở mức 49,8% trong khi tỷ lệ nghèo ở người Kinh chiếm đa số chỉ có 8,5%. Thực tế là trẻ em là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 60% tổng số trẻ em nghèo ở Việt Nam. Do gặp phải khó khăn về ngôn ngữ và đường đi học xa và khó khăn nên chỉ có hơn 60% trẻ em dân tộc thiểu số hoàn thành tiểu học trong khi đó tỷ lệ này ở trẻ em người Kinh là 86%. Tỷ lệ trẻ em đi học trung học ở dân tộc thiểu số là 65% và ở trẻ em người Kinh là gần 82%.Ngoài ra, do chi phí giáo dục cao nên gần 1/3 số hộ gia đình dân tộc thiểu số có một con bỏ học trước khi học hết một lớp trong khi tỷ lệ này ở các gia đình người Kinh là 16%.

Tỷ lệ tử vong ở mẹ ở các khu vực miền núi xa xôi hẻo lánh như cao hơn rất nhiều. Tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới một tuổi (gọi tắt là IMR) ở các hộ gia đình nghèo vẫn ở mức cao. Nguy cơ trẻ em nghèo dưới 5 tuổi tử vong trước khi tròn 5 tuổi cao gấp hai lần so với trẻ em ở các gia đình khá giả.

CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 2 1. Nêu những đặc điểm của người nghèo? 1. Nêu những đặc điểm của người nghèo?

2. Lấy 1 ví dụ cụ thể, hãy phân tích đặc điểm tâm lý của người nghèo?

Một phần của tài liệu Giáo trình công tác xã hội với người nghèo trường cao đẳng nghề yên bái (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)