Tình hình Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học giáo dục chính trị (trình độ cao đẳng) phần 2 (Trang 36 - 37)

Những thành tựu, kinh nghiệm của hơn 30 năm đổi mới (1986-2019) đã tạo ra cho đất nước thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tình hình chính trị–xã hội ổn định; dân chủ của nhân dân được phát huy, tạo nên sự năng động,sáng tạo trong đời sống kinh tế, xã hội. Kinh tế tăng trưởng

cao, GDP cả nước năm 2018 tăng 7,08%, vượt xa chỉ tiêu Quốc hội giao là

6,7%. Nước ta đã vượt qua tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

Quan hệ đối ngoại được mở rộng. Tính tới tháng 3/2019, Việt Nam

có: 3 Đối tác Chiến lược Toàn diện; 16 Đối tác Chiến lược (bao gồm cả ba Đối tác Chiến lược Toàn diện) và 14 Đối tác Toàn diện. Trong đó 8/10 nước cùng là

thành viên CPTPP (không tính Việt Nam) với 4 nước là Đối tác chiến lược và 4 nước là Đối tác toàn diện. Với các nước khối ASEAN, hiện Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao cao cấp với đầy đủ toàn bộ 9/9 nước thành viên (không tính

Việt Nam) với 5 nước là Đối tác chiến lược và 2 nước là Đối tác toàn diện; 2 nước còn lại là Campuchia và Lào là Quan hệ đặc biệt. Việt Nam đã có quan hệtốt với tất cả các nước thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc, các nước G.7, G.20

trên thế giới. Về kinh tế, nước ta đã ký kết nhiềuhiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, trong đó có các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA)... Quy mô và

mức độ “mở”của nền kinh tế ngày càng lớn, với kim ngạch xuất nhập khẩu hằng năm gấp gần 2 lần tổng thu nhập quốc dân...

Tuy nhiên, ở trong nước, còn những hạn chế, khó khăn, nguy cơ tiềm ẩn.

Kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc; nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế thấp... là nguy cơ dẫn đến nước ta sa vào “bẫy thu nhập trung bình”như nhiều nước trên thế giới.

Nguy cơ “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp; khoảng cách

giàu –nghèo, phân hóa xã hội ngày càng tăng, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại, làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Tình hình chính trị – xã hội ở một số địa bàn còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học giáo dục chính trị (trình độ cao đẳng) phần 2 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)