II. QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU THỰC
b) Các quan điểm về tăng cường quốc phòng an ninh
Hội nghị Trung ương 8, khóa XI (10-2013) đã xác định các quan điểm về quốc phòng, an ninh trong tình hình mới:
Một là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng và các thế lực thù địch tranh thủ mọi sơ hở của ta để chống phá, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước là tăng cường nhân tố bên trong quyết định sự thành bại của cách mạng.Cần tạođược chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước; ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
Hai là,kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, là quan điểm của Đảng ta, là con đường mà Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chọn, phù hợp với khát
vọng của nhân dân ta. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã dẫn đến những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam. Ngày nay bất luận trong hoàn cảnh nào, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cũng cần kiên trì con đường đó, gắn bó chặt chẽ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốcvới bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ba là, phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của đất nước, nhất là vai trò của nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Sức mạnh bảo vệ Tổ quốclà sức mạnh tổng hợp của cả nước, bao gồm sức mạnh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và của các lực lượng; kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế, nhưng suy cho cùng sức mạnh của nhân dân mới là căn bản nhất. Điều đó yêu cầu mọi cấp ủy, chính quyền các cấp phải gắn bó mật thiết với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, giải quyết kịp thời những vướng mắc trong nhân dân và điều cốt yếu là phải đem lại lợi ích ngày càng nhiều hơn cho nhân dân; phải thường xuyên bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình, chủ động xử lý đúng đắn, kịp thời mọi tình huống gây mất ổn định chính trị –xã hội; củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tăng cường đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm ổn định chính trị – xã hội, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận.
Bốn là, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế – xã
hội là lợi ích cao nhất của đất nước.
Đảng, nhà nước ta chủ động thực hiện ngăn ngừa và đẩy lùi nguy cơ xung đột và chiến tranh; không coi nhẹ vấn đề tự bảo vệ và xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Trong đó, đối với nội bộ, lấy việc giáo dục, thuyết phục, phòng ngừa là chính đi đôi với giữ
nghiêm kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật.
Kiên trì giải quyết các tranh chấp, bất đồng với các nước liên quan bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế; chủ động ngăn ngừa, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; khắc phục tình trạng sơ hở, mất cảnh giác.
Phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các nguy cơ xung đột, chiến tranh biên giới, biển, đảo, chiến tranh mạng; không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước.
Năm là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Để thực hiện “trong ấm, ngoài êm”, thêm bạn bớt thù, cùng với xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng, Nhà nước ta quán triệt đường lối độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa; thêm bạn, bớt thù, vừa hợp tác, vừa đấu tranh. Tăng cường hợp tác tạo thế đan xen lợi ích chiến lược giữa nước ta với các nước, nhất là các nước lớn, các đối tác chiến lược, các nước láng giềng và các nước trong khu vực; tránh xung đột, đối đầu, tránh bị cô lập, lệ thuộc vào các nước lớn.
Sáu là, xây dựng lực lượng vũ trang thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, làm nòng cốt cho toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Để xây dựng sức mạnh quân sự phải coi trọng nhiều yếu tố; trong đó, xây dựng lực lượng vũ trang gồm Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vững mạnh. Việc xây dựng, nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng vũ trang, trước hết là nâng cao chất lượng về chính trị, bảo đảm cho lực lượng này thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Xây dựng lực lượng vũ trang có tổ chức hợp lý, tinh, gọn, cơ động, có sức mạnh chiến đấu cao, có vũ khí, trang bị hiện đại.
Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của lực lượng Công an nhân dân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốctrong tình hình mới.
Chú trọng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, có chất lượng cao.