Thực trạng xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa

Một phần của tài liệu Bài giảng đường lối văn hóa văn nghệ của đảng cộng sản việt nam (ngành quản lý văn hóa) (Trang 42 - 44)

. Vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa

2.Thực trạng xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa

Một số thành tựu trong xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa

Những năm qua, hệ thống TCVH (như Nhà văn hóa thôn bản, trung tâm văn hóa huyện, thị, tỉnh thành; hệ thống rạp chiếu phim, bảo tàng, thư viện, bưu điện văn hóa...) không ngừng được đầu tư xây dựng. Theo thống kê của Cục Văn hóa cơ sở, năm 2016, hệ thống các TCVH không ngừng được củng cố, tăng cường xây dựng và từng bước hiện đại(3):

Số liệu thống kê cho thấy hệ thống TCVH đã được xây dựng đồng bộ trên khắp các tỉnh/thành phố, từ Trung ương đến địa phương, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ các giá trị tinh thần ngày càng cao củađông đảo nhân dân. Đồng thời thể hiện sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước và cấp chính quyền, sự tham gia, hưởng ứng của người dân trong kiến tạo, xây dựng hệ thống TCVH thiết yếu, đảm bảo cho nhu cầu vui chơi giải trí; trao đổi, tìm kiếm thông tin, tri thức; rèn luyện thể lực, thể thao; kết nối, giao lưu giữa những nhóm cộng đồng, dân cư, tạo không khí thi đua phấn khởi, tăng cường tình đoàn kết, tạo động lực và niềm tin để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, Chính phủ đã đề ra mục tiêu quan trọng trong xây dựng, phát triển văn hóa là phải: “Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn xã. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã, thôn đạt chuẩn, đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn”(4). Phong trào đã thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân, huy động được sự đóng góp về sức người, sức của của nhân dân, cùng với chính quyền làm thay đổi diện mạo nông thôn, hướng tới những giá trị văn minh, tiến bộ. Qua đó, nhiều TCVH được đầu tư xây dựng, làm mới hiện đại phù hợp với đặc trưng văn hóa vùng miền, phát huy được vai trò, công năng trong sinh hoạt cộng đồng.

Bên cạnh đó,Đề án Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020(Quyết định số22/QĐ-TTg ngày 5-1-2010 của Thủ tướng Chính phủ),Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 2164/QĐ- TTg ngày 11-11-2013 của Thủ tướng Chính phủ), đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng về xây dựng phát triển văn hóa, con người Việt Nam bằng chiến lược, chương trình cụ thể với mục tiêu: Phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở nhằm tổ chức các cơ sở hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn dân cư,

đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, thể thao của các tầng lớp nhân dân; đồng thời làm nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Trung ương và địa phương. Từ đó, Chính phủ đề ra các chỉ tiêu thực hiện như: “Đến năm 2020, 70% số thôn (ở khu vực miền núi là 50%) có nhà văn hóa - khu thể thao; 80% số đơn vị hành chính xã (ở khu vực miền núi là 60%) có trung tâm văn hóa - thể thao; 90% số đơn vị hành chính cấp huyện có trung tâm văn hóa- thể thao; 30% số đơn vị hành chính cấp huyện có nhà thiếu nhi; 10% số đơn vị hành chính cấp huyện có nhà văn hóa lao động; 100% số đơn vị hành chính cấp tỉnh có trung tâm văn hóa;100% số đơn vị cấp tỉnh có cung thiếu nhi, nhà thiếu nhi hoặc trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi; 50% số đơn vị cấp tỉnh có cung văn hóa lao động, nhà văn hóa lao động; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất có quy hoạch quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, người lao động, trong đó tối thiểu 30% khu công nghiệp, khu chế xuất đã hoạt động xâydựng được trung tâm văn hóa - thể thao phục vụ công nhân, người lao động”(5). Đây là những điều kiện thuận lợi để các cấp, ngành và người dân khai thác, tận dụng những ưu thế, nguồn lực sẵn có để xây dựng những TCVH có ích, phù hợp với địa bàn cư trú, phong tục tập quán vùng miền để TCVH thực sự trở thành không gian sinh hoạt cộng đồng thân tình, gần gũi; nơi người dân gặp gỡ, chia sẻ tri thức, kinh nghiệm; trình diễn nghệ thuật; nơi ý Đảng lòng dân cùng đồng thuận để tìm ra những kế sách phát triển quê hương giàu mạnh.

Một số hạn chế, bất cập trong xây dựng và hoàn thiện thiết chế văn hóa

Đánh giá về những hạn chế, yếu kém trên lĩnh vực văn hóa, Văn kiện Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chưa đạt yêu cầu”(6). Để thực hiện thành công nhiệm vụ xây dựng, phát triển nền văn hóa mới với những đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, một trong những giải pháp quan trọng mà Đảng đề ra là “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa”(7).

Tại Hội nghị “Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức tại TP. Cần Thơ từ ngày 19 đến 20-10-2017, những bất cập trong khai thác, quản lý TCVH cơ sở đã được chỉ ra như: TCVH vẫn chưa đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Hiện vẫn còn 20 tỉnh, thành phố còn tình trạng “Nhà văn hóa không nhà”. Nhiều Trung tâm văn hóa cấptỉnh, quận, huyện không có trụ sở, phải “ở nhờ” các đơn vị khác; nhiều xã, phường, thị trấn, khu vực, ấp, thôn, bản chưa có nhà văn hóa vì thiếu quỹ đất công và thiếu kinh phí xây dựng.

Bên cạnh đó, tình trạng nhiều TCVH hoạt động kém hiệu quả, gây lãng phí lớn. Nhiều trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, bưu điện văn hóa trở nên hoang hóa vì thiếu hoạt động thiết thực, thiếu bộ máy nhân sự quản lý, địa điểm được xây dựng ở cách khu dân cư nên không thu hút được người dân tham gia. Nhiều nơi, thư viện xuống cấp, nghèo nàn về cơ sở vật chất, sách vở. Một số nhà văn hóa,

trung tâm vănhóa hoạt động sai chức năng, không phát huy được tác dụng là nơi sinh hoạt cộng đồng với những hoạt động văn nghệ, giao lưu thiết thực, bổ ích. Một số TCVH thiên về các hoạt động trình diễn nghệ thuật như nhà hát, rạp chiếu phim mặc dù được đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị nhưng chậm đổi mới trong nội dung, sáng tạo kịch bản nên không đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công chúng. Một số nhà hát truyền thống như tuồng, chèo, kịch không có công chúng đến xem. Mặt khác, sự lấn át của các loại hình nghệ thuật, truyền thông hiện đại với sức hấp dẫn về kỹ nghệ, nội dung, hình thức đã tạo được sức hút và sự lan tỏa mạnh mẽ trong công chúng, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên. Điều này đồng nghĩa với việc các TCVH và nghệ thuật truyền thống sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động.

Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương do chạy theo thành tích nên đã huy động người dân đóng góp những khoản kinh phí lớn để xây nhà văn hóa; nhiều nhà văn hóa được xây dựng không bảo đảm chất lượng, thiếu thẩm mỹ do không được đầu tư, do thất thoát, tham nhũng, khiến TCVH đó vô tình trở thành vật cản của sự phát triển. Điều này cần được sớm khắc phục để tạo ra đời sống văn hóa lành mạnh, tạo động lực để xây dựng và phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Bài giảng đường lối văn hóa văn nghệ của đảng cộng sản việt nam (ngành quản lý văn hóa) (Trang 42 - 44)