Một số giải pháp phát huy vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa

Một phần của tài liệu Bài giảng đường lối văn hóa văn nghệ của đảng cộng sản việt nam (ngành quản lý văn hóa) (Trang 44 - 45)

. Vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa

3. Một số giải pháp phát huy vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa

Để xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, việc kiện toàn, hiện đại hóa hệ thống các TCVH đóng vai trò quan trọng, đòi hỏi cần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất,các cấp, ngành cần quán triệt sâu rộng nghị quyết của Đảng về chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với không ngừng phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện với những phẩm chất yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Cần tạo ra mạng lưới hệ thống TCVH đẩy đủ, đồng bộ, hiện đại ở khắp các tỉnh, thành, vùng, miền; tránh sự mất cân đối trong hưởng thụ các giá trị tinh thần của nhân dân, không để tình trạng “trắng nhà văn hóa” thôn bản, bởi không có TCVH, người dân khó có thể thực hành, trao truyền, hưởng thụ và lan tỏa những giá trị văn hóa trong cộng đồng.

Thứ hai,bên cạnh việc đầu tư về nguồn lực tài chính, cơ sở hạ tầng cho các địa phương đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, cần có những nghiên cứu, đánh giá khảo sát về nhu cầu, tâm lý của người dân trong xây dựng TCVH. Việc xây dựng TCVH phải phù hợp với địa bàn, phong tục tập quán và truyền thống văn hóa tộc người và đáp ứng nhu cầu, lợi ích của người dân. TCVH phải là những công trình kiên cố mang tính cộng đồng, chứa đựng những giá trị thẩm mỹ và khát vọng của nhân dân, tránh đơn điệu hóa một mô hình TCVH. Bên cạnh đó, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới phải được quan tâm, trong đó đặc biệt chú trọng đến xây dựng, kiện toàn mô hình làng văn hóa, nhà văn thôn, bản, tạo không gian, môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh, nhân văn. Trao quyền và khuyến kích người dân tham gia quản lý cộng đồng, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong sáng tạo, quảng bá văn hóa.

Thứ ba,song song với quá trình xây mới các TCVH hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển thì việc bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các TCVH truyền thống mang dấu ấn lịch sử, gắn liền với quá trình đánh giặc, giữ nước của cha ông cũng cần được quan tâm. Đồng thời, cần kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý TCVH để vận hành, khai thác có hiệu quả các TCVH; tăng cường việc quảng bá hình ảnh, văn hóa đặc trưng của địa phương thông các hoạt động du lịch trải nghiệm, khám phá.

Thứ tư,xã hội hóa các hoạt động, phong trào xây dựng nhà văn hóa, làng văn hóa và các TCVH nhằm huy động sự tham gia, đóng góp của người dân, đồng thời, phát huy tính chủ động, tích cực của các chủ thể văn hóa trong xây dựng nội dung, chương trình hành động. Tuy nhiên, cần căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn và mức sống của người dân để xây dựng lên những TCVH phù hợp, tránh phô trương hình thức, chạy đua theo thành tích, chỉ tiêu. Chính quyền không nên làm thay mà là người tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân để quản lý và phát huy những giá trị tích cực của TCVH.

Thứ năm,trong quản lý, vận hành các TCVH, cần xây dựng những mô hình thí điểm, từ đó rút kinh nghiệm, nhân rộng, học tập những mô hình hoạt động hiệu quả. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đi đầu trong khai thác TCVH khi có các trung tâm văn hóa quận, huyện, hoàn toàn tự chủ về kinh phí, không sử dụng ngân sách, như: Trung tâm văn hóa quận 1 (Nhà hát Bến Thành), Trung tâm văn hóa quận 10 (Nhà hát Hòa Bình), đạt doanh thu hằng năm từ 15-18 tỷ đồng. Những địa phương khác như TP Cần Thơ đẩy mạnh xã hội hóa trong xây dựng và tổ chức hoạt động các trung tâm, nhà văn hóa; Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai... sáp nhập trung tâm văn hóa với trung tâm học tập cộng đồng để nâng cao hiệu quả hoạt động, tận dụng tối ưu nguồn lực cơ sở vật chất, kinh phí và nhân sự của các thiết chế văn hóa. Đó là những cách làm sáng tạo nhằm phát huy vai trò, công năng của TCVH trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với các loại hình nghệ thuật hiện đại.

Có thể nói, xây dựng, hoàn thiện hệ thống TCVH đầy đủ, đồng bộ, hiện đại là yêu cầu cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay, bởi đó là cơ sở, nền tảng đầu tiên để văn hóa có thể “cất cánh, thăng hoa”, nơi kết nối, giao lưu, sáng tạo và tập hợp ý chí, quyết tâm của toàn xã hội. Để kiến tạo lên những TCVH đáp ứng yêu cầu phát triển, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, ngành và sự tham gia của toàn xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bài giảng đường lối văn hóa văn nghệ của đảng cộng sản việt nam (ngành quản lý văn hóa) (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)