nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận:
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
- Rủi ro tác nghiệp: Là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ ngân hàng, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng.
- Rủi ro danh mục: Là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay.
+ Rủi ro tập trung: Khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng; cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng
- Rủi ro đọng vốn: Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên, đến thời hạn quy ước nhưng ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay.
doanh nghiệp đi vay mất khả năng trả nợ, ngân hàng phải thanh lý TSĐB của doanh nghiệp để thu nợ.
- Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác mang tính chất tín dụng của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ…
1.1.3.3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng được phân loại gồm:
- Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng: Có rất nhiều nguyên nhân trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Đánh giá sai năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh của người vay do không thu thập đầy đủ thông tin về hoạt động và mục đích của người vay.
+ Việc cho vay có lúc còn chạy theo lợi nhuận và doanh số mà không chú trọng đến chất lượng và an toàn vốn vay, buông lỏng việc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi vốn, không nắm bắt được tình hình tín dụng của khách hàng, quá tin tưởng vào vật thế chấp, coi đó là tiêu chuẩn số một khi xem xét cho vay. Khi đã có thế chấp, cán bộ tín dụng chủ quan không giám sát chặt chẽ các khoản vay.
+ Việc lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng chưa được thực hiện nghiêm túc; trình độ của đội ngũ cán bộ còn yếu kém, công tác tổ chức cán bộ còn thiếu hợp lý, phân định chức năng mỗi bộ phận không rõ ràng.
+ Tài sản đảm bảo tín dụng bị giảm giá do biến động giá cả thị trường, chất lượng tài sản thế chấp giảm sút.
- Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng:
+ Doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, tụt hậu trong cạnh tranh, ứ đọng vốn, sản phẩm làm ra không bán được. Do đó, doanh nghiệp không có tiền trả nợ ngân hàng.
+ Khách hàng có tư cách kém, vay nợ lớn rồi không trả hoặc kê khai tài sản thế chấp gian dối, dùng một tài sản thế chấp vay nhiều nơi.
+ Sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn tới thua lỗ, không trả được nợ cho ngân hàng đầy đủ, đúng thời hạn.
- Nguyên nhân khác:
+ Sự biến động của nền kinh tế như suy thoái kinh tế, lạm phát gia tăng, sự biến động tỷ giá ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp gây ra rủi ro tín dụng.
+ Hành lang pháp lý còn chưa đồng bộ, đầy đủ, còn những kẽ hồ dẫn tới không kiểm soát được hết các đối tưỏng lừa đảo trong việc quản lý vốn tín dụng, gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình cho vay, thu hồi nợ, phát mại tài sản tài chính.
+ Do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, động đất...
1.1.3.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng
- Đối với ngân hàng: Rủi ro tín dụng sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng do ngân hàng bị mất cơ hội nhận được thu nhập tiền lãi, tổn thất trước hết tác động đến lợi nhuận và sau đó là vốn tự có của ngân hàng. Bên cạnh đó, vốn sử dụng để cho vay chủ yếu là vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng vì vậy trong trường hợp nợ xấu quá nhiều ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đấy ngân hàng không có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến phá sản. Như vậy, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng.
- Đối với nền kinh tế- xã hội: Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay là quyền sở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của những người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng.
Tổn thất của các ngân hàng làm gia tăng quan ngại về tài chính công như khả năng xảy ra sự đổ xô rút tiền ngân hàng “bank runs”. Bên cạnh đó, ngày nay hoạt động của ngân hàng mang tính xã hội hóa cao nên một khi rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngân hàng thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế - xã hội. Nếu có sự thất thoát trong hoạt động tín dụng, dù chỉ ở một ngân hàng mà không được ứng cứu kịp thời thì có thể gây phản ứng dây chuyền đe dọa đến tính an toàn toàn và ổn định của cả hệ thống ngân hàng. Từ đó sẽ gây ra những bất ổn về kinh tế - xã hội. Rõ ràng, rủi ro tín dụng có thể gây ra những thiệt hại to lớn, không lường trước được đối với nền kinh tế - xã hội của một quốc gia.
1.2. Thanh tra của NHNN Chi nhánh tỉnh về hoạt động
tín dụng tại các NHTM
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu thanh tra của NHNN Chi nhánh tỉnh về hoạt động tín dụng tại các NHTM
1.2.1.1. Khái niệm thanh tra ngân hàng
“Thanh tra ngân hàng là hoạt động thanh tra của Ngân hàng nhà nước đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng” (Nguồn giáo trình Nghiệp vụ công tác thanh tra, Nhà xuất bản Giao thông vận tải năm 2015).
thống gồm:
- Cơ quan thanh tra ngân hàng trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. - Thanh tra ngân hàng thuộc Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN Chi nhánh tỉnh, giúp Giám NHNN Chi nhánh tỉnh quản lý nhà nước, tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố đối với các đối tượng quản lý, thanh tra và giám sát ngân hàng trên địa bàn theo sự phân công, phân cấp, ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và theo quy định của pháp luật.
1.2.1.2. Mục tiêu thanh tra của NHNN Chi nhánh tỉnh về hoạt động tín dụng tại các NHTM.
- Phát hiện những vấn đề bất cập, không đồng bộ, không còn phù hợp với cơ chế chính sách để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tiễn, góp phần quản lý và giám sát hoạt động của hệ thống NHTM trên địa bàn theo quy định của ngành và pháp luật.
- Bảo đảm việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động cấp tín dụng, việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng của các NHTM.
- Cảnh bảo rủi ro xảy ra đối với hoạt động tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM, không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.
- Bảo đảm quyền lợi của người vay vốn về lãi suất, các khoản phí, cam kết trong hợp đồng...
Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh ChánhThanhtra ChánhThanhtra Phó Chánh Thanh tra Phó Chánh Thanh tra
Thanh tra viên
Thanh tra viên Chuyên viênChuyên viên
Phó Chánh Thanh tra Phó Chánh Thanh tra
Thanh tra viên
Thanh tra viên Chuyên viênChuyên viên
1.2.2. Bộ máy thanh tra của NHNN Chi nhánh tỉnh đối với các NHTM
Bộ máy thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh được thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 1.3 Bộ máy thanh tra của NHNN Chi nhánh tỉnh