Hình 1.4: Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 33 - 117)

Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo

Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra

Tiến hành thanh tra (Bước 2)

Công bố quyết định thanh tra

Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh

tra

Nghiên cứu, xác minh thông tin tài liệu, tiến hành thanh tra

Ghi biên bản làm việc, yêu cầu đối tượng thanh tra ký tên

Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra

Kết thúc việc tiến hành thanh tra

Kết thúc thanh tra (Bước 3)

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên đoàn thanh tra

Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra của đoàn thanh tra

Xem xét báo cáo kết quả thanh tra của đoàn thanh tra

Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra

Ký và ban hành kết luận thanh tra

Hình 1.4: Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra

Quy trình một cuộc thanh tra gồm 3 bước: Chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra, cụ thể:

1.2.3.1. Chuẩn bị thanh tra.

- Thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình trước khi ra quyết định thanh tra: Đối tượng được nắm tình hình là TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài dự kiến thanh tra theo kế hoạch thanh tra hằng năm đã được phê duyệt. Việc cử người được giao nắm tình hình và phạm vi nhiệm vụ nắm tình hình phải thể hiện bằng văn bản của người giao nhiệm vụ nắm tình hình. Thời gian nắm tình hình không quá 15 ngày làm việc. Người được giao khảo sát, nắm tình hình có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng hợp các thông tin, tài liệu thu nhập được, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc nắm tình hình phải lập báo cáo gửi người giao nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình.

- Báo cáo kết quả thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình gồm các nội dung sau:

+ Khái quát chung về mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng dự kiến thanh tra.

+ Tình hình kết quả hoạt động của đối tượng dự kiến thanh tra; kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nội dung dự kiến thanh tra (nếu có) và các thông tin khác có liên quan.

+ Nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu vi phạm pháp luật. + Đề xuất nội dung thanh tra phù hợp với nội dung thanh tra tại kế hoạch thanh tra hằng năm đã được phê duyệt; phương pháp tiến hành thanh tra, số lượng nhân sự đoàn thanh tra.

- Ra quyết định thanh tra: Căn cứ kế hoạch thanh tra hằng năm đã được

phê duyệt, báo cáo kết quả thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình (nếu có), thủ trưởng cơ quan ra quyết định thanh tra và chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra. Nội dung quyết định thanh tra gồm:

+ Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra + Thời hạn thanh tra

+ Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra

Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, quyết định thanh tra phải gửi cho đối tượng thanh tra.

- Xây dựng, phê duyệt và phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra: Căn cứ quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra. Đoàn thanh tra thảo luận dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra. Những ý kiến khác nhau phải báo cáo người ra quyết định thanh tra để xem xét.

Trưởng đoàn thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra. Kế hoạch tiến hành thanh tra là tài liệu mật, tài liệu nội bộ của Đoàn thanh tra, phải được bảo quản và sử dụng theo đúng quy định, không gửi cho đối tượng thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp đoàn thanh tra để phổ biến kế hoạch tiến hàng thanh tra được duyệt và phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Đoàn thanh tra; thảo luận quyết định về phương pháp, cách thức tổ chức tiến hành thanh tra, sự phối hợp giữa các thành viên đoàn thanh tra, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình triển khai thanh tra.

- Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo: Căn cứ nội dung thanh tra, kế hoạch thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì cùng thành viên Đoàn thanh tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo. Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi đối tượng thanh tra (kèm đề cương yêu cầu báo cáo) ít nhất 05 ngày trước khi công bố quyết định thanh tra.

- Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra: Trước khi công bố quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra thông báo bằng văn bản đến đối

tượng thanh tra và các thành phần tham dự khác về việc công bố quyết định thanh tra. Thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra và phải báo cáo người ra quyết định thanh tra trước khi thông báo.

1.2.3.2. Tiến hành thanh tra.

- Công bố quyết định thanh tra:

Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra, đọc toàn văn quyết định thanh tra, nêu rõ mục đích, yêu cầu, cách thức và phương thức làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, chương trình làm việc cụ thể và những công việc khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra. Đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung thanh tra theo đề cương Đoàn thanh tra đã yêu cầu.

- Yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra.

- Nghiên cứu các thông tin, tài liệu đã thu thập được để làm rõ nội dung thanh tra; đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra được phân công; xem xét, đánh giá mức độ rủi ro và các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của đối tượng thanh tra; xác định những nội dung liên quan nhưng chưa có hồ sơ để yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp bổ sung hồ sơ; xác định những vấn đề chưa rõ để yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình và cung cấp bổ sung hồ sơ.

- Xác minh thông tin, tài liệu hoặc làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra.

Kết quả làm việc liên quan đến nội dung thanh tra giữa Đoàn thanh tra và cá nhân, đơn vị, người đại diện hợp pháp của đối tượng thanh tra phải được lập thành biên bản làm việc.

Quá trình thanh tra, nếu phát hiện vi phạm đến mức phải xử lý ngay thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra phải lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra để làm cơ sở cho việc xử lý. Việc xử lý vi phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật khác có liên quan.

Trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải truy cứu trách nhiệm hình sự, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo với người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra.

- Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra

Theo kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao cho Trưởng đoàn thanh tra. Trường hợp phát hiện những vấn đề vượt quá thẩm quyền cần phải xử lý ngay thì kịp thời báo cáo Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định.

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm xem xét, có ý kiến chỉ đạo cụ thể, trực tiếp về các báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ, xử lý kịp thời kiến nghị của thành viên Đoàn thanh tra; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo với người ra quyết định thanh tra về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Đoàn thanh tra theo kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu đột xuất của người ra quyết định thanh tra.

Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm xem xét, có ý kiến chỉ đạo bằng văn bản về báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ, xử lý kịp thời kiến nghị của Trưởng đoàn thanh tra. Trường hợp phát hiện những vấn đề vượt quá thẩm quyền thì người ra quyết định thanh tra kịp thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp xem xét, quyết định. Trường hợp vượt quá thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp thì người ra quyết định thanh tra kịp thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.

Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra được thể hiện bằng văn bản, gồm các nội dung: tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra đến ngày báo cáo so với kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt; nội dung thanh tra đã hoàn thành, kết quả phần việc đã thanh tra, nội dung thanh tra đang tiến hành; dự kiến công việc thực hiện trong thời gian tới; khó khăn, vướng mắc và đề xuất (nếu có); trường hợp chậm tiến độ hoặc nội dung thanh tra chưa hoàn thành theo kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt thì phải báo cáo lý do và đề xuất xử lý.

- Kết thúc việc tiến hành thanh tra

Chuẩn bị kết thúc việc tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, tổ chức họp Đoàn thanh tra thống nhất các nội dung công việc cần thực hiện cho đến ngày kết thúc thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra báo cáo với người ra quyết định thanh tra về dự kiến kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra thông báo bằng văn bản về thời gian kết thúc thanh tra gửi cho đối tượng thanh tra biết hoặc nếu cần thiết có thể tổ chức buổi làm việc với đối tượng thanh tra để thông báo việc kết thúc thanh tra; buổi làm việc được lập thành biên bản và được ký giữa người đại diện hợp pháp của đối tượng thanh tra với Trưởng đoàn thanh tra.

1.2.3.3. Kết thúc thanh tra

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra Chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra, từng thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với Trưởng đoàn thanh tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo đó; đồng thời gửi kèm biên bản làm việc, biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra, ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra, hồ sơ, tài liệu khác (nếu có).

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra phải có tối thiểu các nội dung sau đây:

+ Nhiệm vụ được phân công, kết quả kiểm tra, xác minh từng nội dung thanh tra;

+ Kết luận về từng nội dung đã được kiểm tra, xác minh, nêu rõ hành vi vi phạm; chỉ rõ quy định của pháp luật làm căn cứ để kết luận;

+ Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có);

+ Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn (nếu có);

+ Kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có); kiến nghị khắc phục sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý; kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật (nếu có);

+ Vướng mắc trong quá trình thanh tra và đề xuất, kiến nghị (nếu có). - Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra: Căn cứ để xây dựng báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra gồm:

+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra; + Biên bản làm việc với đối tượng thanh tra;

+ Ý kiến giải trình bằng văn bản của đối tượng thanh tra (nếu có); + Hồ sơ do Đoàn thanh tra thu thập trong quá trình thanh tra; + Hồ sơ, tài liệu khác (nếu có).

Nội dung báo cáo kết quả thanh tra phải có các nội dung sau:

+ Khái quát về đối tượng thanh tra; + Tóm tắt tình hình tài chính;

+ Kết quả kiểm tra, xác minh: Trình bày chi tiết kết quả kiểm tra, xác minh thực tế đối với từng nội dung thanh tra, nêu rõ các quy định pháp luật làm căn cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật, tính chất, mức độ vi phạm (nếu có);

+ Kết luận: Đánh giá tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra; kết luận về từng nội dung thanh tra; tổng hợp các vi phạm quy định của pháp luật, hậu quả, nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với từng vi phạm (nếu có); đánh giá, nhận xét về việc vi phạm của các đối tượng có liên quan (nếu có); đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro, các rủi ro tiềm ẩn và hiệu quả hệ thống quản trị điều hành, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro của đối tượng thanh tra, kết luận khác (nếu có);

+ Kiến nghị: kiến nghị biện pháp xử lý đối với các vi phạm phát hiện qua thanh tra (nếu có); kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng (nếu có); kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành vi dẫn đến vi phạm pháp luật (nếu có); kiến nghị xử lý khác (nếu có);

+ Ý kiến khác nhau giữa các thành viên Đoàn thanh tra (nếu có); + Vướng mắc trong quá trình thanh tra và đề xuất, kiến nghị (nếu có). Chậm nhất 25 ngày, kể từ ngày kết thúc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có báo cáo kết quả thanh tra kèm theo văn bản về ý kiến khác nhau của

thành viên Đoàn thanh tra đối với báo cáo kết quả thanh tra (nếu có) và biên bản làm việc, biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra (nếu có), ý kiến giải trình bằng văn bản của đối tượng thanh tra (nếu có); hồ sơ, tài liệu khác (nếu có) gửi người ra quyết định thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. - Xem xét báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra: Người ra quyết định thanh tra trực tiếp nghiên cứu hoặc giao cho cơ quan, đơn vị chuyên môn, người tham mưu giúp việc nghiên cứu, xem xét các nội dung trong báo cáo kết quả thanh tra.

- Xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra: Sau khi nhận được báo cáo kết quả thanh tra và báo cáo bổ sung, làm rõ (nếu có) của Đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra chủ trì xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra trình người ra quyết định thanh tra.

Dự thảo kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây: + Khái quát về đối tượng thanh tra;

+ Tình hình tài chính đối tượng thanh tra;

+ Kết quả kiểm tra, xác minh: Trình bày chi tiết kết quả kiểm tra, xác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 33 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w