II. nguồn vốn tạm
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ.
3.1 Bối cảnh ngành và định hướng chiến lược của CTCP xi
măng Hoàng Mai
3.1.1 Bối cảnh ngành
Theo Hiệp hội Xi măng, Việt Nam đang đứng thứ năm thế giới về năng lực sản xuất chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Nga, hiện nay sản lượng sản xuất xi măng của Việt Nam đạt xấp xỉ 110 triệu tấn/năm.
Kỹ thuật sản xuất xi măng của các nhà máy ở Việt Nam đang dần được cải thiện. Trong giai đoạn đầu phát triển của ngành xi măng (1975 – 2010), phần lớn các nhà máy có kỹ thuật sản xuất kém hiệu quả do các vấn đề như sử dụng đá vôi có hàm lượng canxi quá cao (đá vôi cứng, khó nghiền) nên thường tiêu hao nhiệt lượng lớn trong quá trình sản xuất, phương thức cấp than và xử lý than không tốt (độ ẩm than còn cao, kích cỡ than nghiền quá lớn khiến than không được đốt hết),… Các lỗi trong kỹ thuật sản xuất dẫn tới các hệ quả là nhà máy tiêu hao và thất thoát nhiệt lớn, tiêu hao điện lớn, tần suất hỏng hóc cao làm gia tăng các chi phí sản xuất.
Kể từ khi thị trường xi măng bước vào giai đoạn bão hòa (2010 – nay), áp lực cạnh tranh cao trong ngành đã thúc đẩy các doanh nghiệp xi măng đã tích cực đầu tư về kỹ thuật sản xuất và tiết giảm tiêu hao nguyên liệu để tăng sức cạnh tranh về chi phí so với các đối thủ. Theo số liệu về tiêu hao về nhiệt và điện năng của các doanh nghiệp xi măng Việt Nam, lượng nhiệt tiêu hao giảm trung bình 0,9%/năm và điện năng tiêu thụ giảm 2,8%/năm trong giai đoạn 2008 - 2020, chứng minh hiệu quả và kỹ thuật sản xuất trong ngành đang ngày càng cải thiện.
Ta có biểu đồ 1 về cung cầu xi măng giai đoạn 2010-2019 như sau:
Nguồn: báo cáo thường niên ngành xi măng
Trong 10 năm gần nhất (2010 – 2019), ngành xi măng có xu hướng dư thừa công suất so với nhu cầu trong nước cùng với áp lực cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, tình hình cung – cầu xi măng chịu ảnh hưởng đáng kể từ các chính sách điều tiết trực tiếp và gián tiếp của chính phủ. Đến năm 2019, tổng công suất của các nhà máy xi
măng Việt Nam đạt 103 triệu tấn/năm, tiêu thụ đạt 98 triệu tấn và công suất huy động toàn ngành ở mức 95%. Tiêu thụ xi măng trong nước đạt 68 triệu tấn, chiếm 68% tổng tiêu thụ toàn ngành và xuất khẩu xi măng đóng góp 31 triệu tấn, chiếm 32% tổng tiêu thụ toàn ngành.
Biểu đồ 2: cơ cấu tiêu thụ xi măng tại VN năm 2020
Nguồn: báo cáo thường niên ngành xi măng năm 2020
Trong những năm gần nhất, sản lượng xi măng xuất khẩu trong ngành đã tăng gấp 30 lần, đóng góp tới 32% tổng tiêu thụ toàn ngành và giúp Việt Nam dẫn đầu thế giới về xuất khẩu xi măng. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động xuất khẩu không đi liền với mức tăng trưởng về sản lượng khi các các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu clinker (dạng sản phẩm thô của xi măng) có giá trị rất thấp. Mức giá xuất khẩu (FOB) trung bình tại cảng của Việt Nam hiện tại chỉ đạt ~38,5 USD/tấn (thấp hơn tới 10% so với giá bán xi măng trong nước) do các doanh nghiệp liên tục phải giảm mạnh giá thành để cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu do tác động của các yếu tố: (1) chi phí vận chuyển cao vì phải vận chuyển với khoảng cách xa, (2) khối lượng sản phẩm tương đối nhỏ so với quy mô các thị trường xuất khẩu chính như Trung Quốc, Philippines, Bangladesh nên khó tiếp cận tới các kênh phân phối và chỉ có thể bán nhanh sản phẩm thô cho các nhà máy trong khu vực, (3) bị nhiều nước áp thuế phòng vệ thương mại trong thời gian qua. Do hiệu quả thấp, chính phủ đã đặt ra hạn mức xuất khẩu trong từng giai đoạn và không khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu trong các năm tới.
3.1.2 Định hướng chiến lược của CTCP xi măng Hoàng Mai trong những năm tiếp theo trong những năm tiếp theo
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, với ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào khoảng tháng 11/2019. Tới thời điểm hiện tại, dịch bệnh đã và đang kéo dài, lan rộng tới nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, gây gián đoạn tới nhiều lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Đối với ngành xi măng Việt Nam, dịch Covid-19 cũng gây ra những ảnh hưởng ngắn hạn nhất định tới các hoạt động xây dựng và nhu cầu tiêu thụ xi măng của các doanh nghiệp trong nước do các lệnh giãn cách xã hội, hạn chế giao thương xuất khẩu giữa các quốc gia và tâm lý trì hoãn xây dựng trong mùa dịch. Tuy nhiên về dài hạn, chúng tôi cho rằng chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp khả thi để duy trì các hoạt động kinh tế & xây dựng trên cả nước trong giai đoạn diễn biến dịch Covid- 19, đồng thời có những hỗ trợ về chính sách vĩ mô giúp thúc đẩy các hoạt động xây dựng cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xi măng. Trong giai đoạn dịch bệnh
nghiệp xi măng Việt Nam bị ảnh hưởng một phần do hàng hóa lưu thông qua đường biển (tuyến đường vận chuyển chính của xi măng xuất khẩu) bị hạn chế do một số biện pháp kiểm soát dịch của chính phủ các nước như (1) hạn chế đi lại và tạm dừng các hoạt động xây dựng, sản xuất trong thời gian phong tỏa chống dịch và (2) tăng cường thủ tục rà soát y tế tại các khu vực giao thương như cảng biển gây đình trệ các đơn hàng xuất khẩu.
CTCP xi măng Hoàng Mai cũng chịu ảnh hưởng không kém, sản lượng xuất khẩu của công ty đã giảm đi rất nhiều, đặc biệt là thị trường tiêu thụ ở Phillipines, thị trường trong nước cũng giảm do ảnh hưởng của dịch Covid khiến nhiều công trình thi công phải ngừng hoạt động. Điều này khiến cho lợi nhuận sau thuế của công ty giảm sút nghiêm trọng so với năm trước đó.
Trong những năm tới đây, công ty cần có những chiến lược để đưa công ty phát triển lại. Trong báo cáo thường niên năm 2020, CTCP xi măng Hoàng Mai, công ty đã xác định các chiến lược phát triển trong trung và dài hạn như sau:
Một là: về mục tiêu hoạt động