+ Phải có kiến thức chắc chắn về văn học dân gian nói chung và thể loại truyện cổ tích nói riêng.
+ Đầu tư soạn giáo án cẩn thận, chu đáo.
+ Tạo tâm thế, hứng thú cho học sinh trong các giờ học. Kiến thức được trang bị từ dễ đến khó, gắn lí thuyết và thực tiễn, có minh họa cụ thể để các em dễ nhớ, dễ hình dung.
+ Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh.
+ Giáo viên thường xuyên giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học hiệu quả.
+ Tổ chức được các hoạt động ngoại khóa cho học sinh. - Về phía học sinh:
+ Có ý thức tự giác, niềm say mê và thái độ học tập bộ môn nghiêm túc. + Có phương pháp học tập đúng đắn, sáng tạo: Chuẩn bị kĩ bài học theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn soạn bài, đầu tư thời gian để tìm tòi và trau dồi kiến thức qua nhiều nguồn tư liệu, phát huy khả năng tư duy trong giờ học dưới sự định hướng của giáo viên.
+ Chịu khó rèn kĩ năng viết bài qua các dạng đề cụ thể. + Nâng cao năng lực cảm thụ văn học.
+ Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc có thể thu được do áp dụng sáng kiếntheo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sau một thời gian thử nghiệm áp dụng phương pháp dạy học này, tôi nhận thấy học sinh tích cực, chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức, các em hứng thú và sôi nổi hơn trong việc phát biểu ý kiến xây dựng bài. Từ việc hình thành năng lực đọc - hiểu truyện cổ tích Tấm Cám, các em cũng tiếp cận tốt hơn các tác phẩm văn học dân gian. Đó cũng là cách để góp phần bồi dưỡng năng lực tự học, niềm yêu thích và say mê học tập bộ môn cho học sinh trong nhà trường phổ thông.
Kết quả cụ thể qua 01 bài thi chuyên đề lần 2 ở các lớp giảng dạy như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 10A5 39 5 12,8 18 46,2 16 41,0 0 0 0 0 10A7 37 7 18,9 19 51,4 11 29,7 0 0 0 0
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến:
Có học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh năm học 2018 - 2019.
11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc ápdụng sáng kiến lần đầu (nếu có): dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
STT Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 2 Lớp 10A5 Lớp 10A7 THPT Nguyễn Thái Học THPT Nguyễn Thái Học
Kĩ năng đọc hiểu truyện cổ tích và các tác phẩm văn học dân gian.
Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2020
Thủ trưởng đơn vị
Vĩnh Yên, ngày 20 tháng 01 năm 2020
Tác giả sáng kiến
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hữu Châu (1990), Một số luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các tác phẩm văn học. Tạp chí ngôn ngữ, số 2, 1990.
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên 2011), Từ điển thuật ngữ văn học. NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Nguyễn Công Khanh, Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh phổ thông theo cách tiếp cận năng lực,2013.
4. Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học Văn, NXB ĐHQG, 1998.
5. Phương Lựu (Chủ biên), Lí luận văn học. NXB Giáo dục Việt Nam, 2002. 6. Đỗ Ngọc Thống, Tài liệu chuyên Văn, Tập I, II, III. NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.
7. Đỗ Bình Trị (1999), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, NXB Giáo dục.
8. Hà Bình Trị, Những bài văn đạt giải Quốc gia. NXB Giáo dục 2003.
9. Nhiều tác giả, Chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng Ngữ văn 10, 11, 12. NXB Giáo dục, 2015.
10. Nhiều tác giả, Văn học dân gian Việt Nam , NXB Giáo dục, 1997. 11. Ngữ Văn 10, NXB Giáo dục, 2007.
12. Tài liệu tập huấn Đổi mới tổ chức và quản lí hoạt động giáo dục ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh.