Định hƣớng nâng cao chất lƣợng thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 75 - 77)

biến; ngoài ra một số yếu tố khác gây cản trở, hạn chế sử dụng TTKDTM nhƣ: lừa đảo qua mạng, trình độ văn minh thƣơng mại, tâm lý ngại tiếp cận với công nghệ mới, ngại công khai hóa thu nhập, doanh thu, sử dụng tiền mặt với mục đích không minh bạch…

- Công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá, phổ biến, hƣớng dẫn đã có nhiều cố gắng nhƣng vẫn chƣa đƣợc đẩy mạnh và kịp thời; một số phƣơng tiện thông tin đại chúng còn quá tập trung phản ánh một số trục trặc kỹ thuật, những mặt tiêu cực hoặc những hiện tƣợng không có tính phổ biến, nên phần nào ảnh hƣởng bất lợi đến phát triển dịch vụ thanh toán và tác động đến tâm lý ngƣời dân. Các tổ chức cung ứng dịch vụthanh toán chƣa hình thành đƣợc các chƣơng trình chăm sóc khách hàng thƣờng xuyên, bài bản.

Nói chung, TTKDTM đã có bƣớc phát triển tích cực, nhƣng thanh toán bằng tiền mặt trong tiền mặt vẫn còn tỷ lệ lớn, tỷ lệ tiền mặt/tổng phƣơng tiện thanh toán vẫn còn ở mức cao.

3.1.2 Định hƣớng nâng cao chất lƣợng thanh toán không dùng tiền mặt mặt

Để thực hiện mục tiêu đƣa Việt Nam thành nƣớc công nghiệp phát triển cần có những thay đổi rộng lớn trong nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Phát triển hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, công nghệ thanh toán đã trở thành định hƣớng chiến lƣợc, ban đầu đã đạt đƣợc nhiều tiến bộ, đang đƣợc tiếp tục cụ thể hoá bằng các chƣơng trình có khả năng thực thi theo

Trên cơ sở những mục tiêu đƣợc xác định trong việc nâng cao chất lƣợng thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nƣớc Quảng Ninh đã xác định một số nhiệm vụ triển khai trọng tâm nhƣ sau:

- Tham mƣu với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam xem xét, trình Chính phủ ban hành Nghị định về thanh toán bằng tiền mặt theo hƣớng mở rộng phạm vi và đối tƣợng phải áp dụng TTKDTM; xây dựng và ban hành các văn bản hƣớng dẫn về các dịch vụ, phƣơng tiện thanh toán mới, hiện đại nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, khuyến khích phát triển TTKDTM, hạn chế giao dịch thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế.

- Tập trung thực hiện và hoàn thành Đề án xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt; xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch ngân hàng bán lẻ nhằm tạo lập nền tảng kỹ thuật cơ bản cho các phƣơng tiện thanh toán điện tử; triển khai mở rộng kết nối hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng với hệ thống thanh toán của Kho bạc Nhà nƣớc.

- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp về thuế đối với doanh số bán hàng hóa, dịch vụđƣợc thanh toán không dùng tiền mặt để khuyến khích các đơn vị bán hàng hóa dịch vụ tích cực chấp nhận thanh toán bằng thẻ; khuyến khích ngƣời dân sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ, tạo cú huých đẩy nhanh quá trình quá trình TTKDTM thực sự đi vào cuộc sống, ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện TTKDTM, từ đó giảm áp lực thanh toán bằng tiền mặt qua NHNN.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đào tạo, hƣớng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt.Thực hiện các biện pháp, nội dung tuyên truyền, quảng bá về TTKDTM nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét hơn về thói quen sử dụng tiền mặt trong xã hội.

- Đẩy mạnh các phƣơng thức thanh toán mới, hiện đại phù hợp với xu hƣớng thanh toán trên thế giới, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an toàn, tiện lợi; Lựa chọn một số địa bàn, thí điểm ứng dụng các phƣơng thức, phƣơng tiện thanh toán hiện đại nhƣng dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nhà nước việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)