IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀ
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của tổ chức rẽ nhánh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Nêu ví dụ thực tiễn minh hoạ cho tổ chức rẽ nhánh:
Chiều mai nếu trời không mưa An sẽ đi xem đá bóng, nếu trời mưa thì An sẽ xem tivi ở nhà.
- Yêu cầu học sinh tìm thêm một số ví dụ tương tự.
- Yêu cầu học sinh đưa ra cấu trúc chung của cách diễn đạt đó.
- Yêu cầu học sinh lấy một ví dụ có cấu trúc chung dạng khuyết và đưa ra cấu trúc chung đó.
2. Nêu các bước để kết luận nghiệm của phương trình bậc hai. ax2 + bx + c = 0
- Chia nhóm lớp thành 3 nhóm và yêu cầu vẽ sơ đồ thực hiện của các bước trên bìa trong.
- Chọn 2 bài để chiếu lên bảng, gọi học sinh thuộc nhóm khác nhận xét đánh giá kết quả và bổ sung.
3. Tiểu kết cho hoạt động này bằng cách bổ sung và chính xác bài tập của học sinh.
1. Chú ý theo dõi các dẫn dắt và ví dụ của giáo viên để suy nghĩ tìm ví dụ tương tự.
- Nếu đội tuyển bóng đá Việt Nam thắng đội Indonesia thì sẽ được tiếp đá tranh huy chương vàng với Thái Lan, nếu không thắng Indonesia thì Việt Nam sẽ tranh huy chương đồng với Mianmar. - Nếu ... thì... nếu không ... thì...
- Nếu làm xong bài tập sớm An sẽ sang nhà Ngọc chơi.
Nếu ... thì ...
2. Theo dõi và thực hiện yêu cầu của giáo viên.
+ Tính delta.
+ Nếu delta<0 thì kết luận phương trình vô nghiệm.
+ Nếu delta>=0 thì kết luận phương trình có nghiệm:
x = (-b+sqrt(delta))/(2a) x = (-b-sqrt(delta))/(2a)
- Thực hiện vẽ sơ đồ (giống như ở phần nội dung)
- Nhận xét, đánh giá và bổ sung những thiếu sót của nhóm khác.
3. Quan sát hình vẽ của các nhóm khác và của giáo viên để ghi nhớ.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc lệnh rẽ nhánh IF-THEN-ELSE trong ngôn ngữ lập trình pascal.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và dựa vào các ví dụ của tổ chức rẽ nhánh để đưa ra cấu trúc chung của lệnh rẽ nhánh.
2. Nêu vấn đề trong trường hợp khuyết: Khi không đề cập đến việc gì xảy ra nếu điều kiện không thoả mãn, ta có cấu trúc như thế nào?
3. Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ thực hiện của lệnh rẽ nhánh dạng khuyết và dạng đủ lên bảng.
4. Gợi ý sự cần thiết của lệnh ghép. Đưa cấu trúc của lệnh ghép.
- Khi giải thích về lệnh, lệnh1, lệnh 2, giáo viên nói: Sau then và else các em thấy chỉ được phép đặt một lệnh. Trong thực tế, thường lại là nhiều lệnh.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết cấu trúc để ghép các lệnh thành một lệnh.
1. Nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời If <điều kiện> then <lệnh 1> else <lệnh 2>;
2. Học sinh chú ý lắng nghe và trả lời: - Khi đó ta có lệnh khuyết.
If <điều kiện> then <lệnh>;
3. Vẽ sơ đồ thực hiện như đã được trình bày trong phần nội dung.
4. Theo dõi dẫn dắt của giáo viên để trả lời
- Ta phải nhóm nhiều lệnh thành môt lệnh.
- Cấu trúc của lệnh ghép: Begin
<Các lệnh cần ghép>; End;