1.Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc , thảo luận , đóng góp ý kiến vào
những vấn đề chung của đất nước , xã hội .
2. Công dân có quyền tự do ngôn luận , tự do báo chí ,có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật - Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở , trên các phương tiện thông tin đại chúng , kiến nghị với đại biểu quốc hội , hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc cử tri …
- Sử dụng quyền tự do ngôn luận đúng pháp luật để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân , góp phần xây dựng Nhà nước , quản lý xã hội .
3. Nhà nước tạo điều kịên thuận lợi
để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận , tự do báo chí và phát huy đúng vai trò của mình .
* GV : Kết luận : Để sử dụng có hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật , phat huy quyền làm chủ của nhân dân , công dân nói chung và hs nói riêng , càn phảI ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hoá xã hội, tìm hiểu và nắm vững pháp luật, nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước để có thể đóng góp cácý kiến có giá trị và thamgiavào hoạt động quản lý nhà nước và quản lý xã hội .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs luyện tập .
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 1: Treo bảng phụ bài tập 1
- HS : Lên bảng đánh dấu tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân .
- GV: Cho HS thảo luận, trình bày theo yêu cầu bài tập 2.
- HS : Trao đổi, thực hiện làm bài tập Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV : Kết luận bài tập đúng .
III. Bài tập
1. Bài 1: Tình huống thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân : tự do ngôn luận của công dân : a. Viết bài đăng báo phản ánh viêc làm thiếu trách nhiệm , gây lãng phí , gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước . b. Chất vấn đại biểu quốc hội ,đại biểu hội đồng nhân dân trong các kỳ tiếp xúc cử tri …
2. Bài 2 : Có thể
- Trực tiếp phát biểu tại các cuộc họp lấy ý kiến đóng góp của công dân vào dự thảo luật .
- Viết thư đóng góp ý kiến gửi cơ quan soạn thảo …
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
- GV : Khái quát nội dung chính - Học bài , hoàn thành các bài tập .
- Chuẩn bị bài 20: Hiến pháp nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ký duyệt tuần 28
Ngày 15/03/2010 Tổ trưởng
Tuần 29-30 Ngày 16/ 03/ 2010 Tiết 28-29
Bài 20 : HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU :
1. Về kiến thức :
HS nhận biết được Hiếp pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước ; hiểu vị trí vai trò của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam ; Nắm được những nội dung cơ bản của Hiến Pháp năm 1992
2. Về kỹ năng .
Hs có nếp sống và thói quen “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” 3. Về thái độ :
Hình thành trong HS ý thưc “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”