Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP QUA ỦY NHIỆM THU CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐIỆN BIÊN (Trang 116 - 124)

3.3.1. Kiến nghị với kho bạc nhà nước Việt Nam

Cần nâng cao hơn nữa chức năng giám sát công tác ngân sách, đặc biệt phải chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát thu ngân sách.

Hoàn thiện công tác tin học, đổi mới chương trình thu NSNN hiện đại để công tác thu NSNN được hiệu quả, nhanh chóng. Để đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển hệ thống CNTT trong hệ thống KBNN được triển khai trên diện rộng, việc nâng cấp đường truyền từ cấp huyện kết nối lên tỉnh và trung ương đảm bảo vận hành các chương trình ứng dụng của KBNN theo mô hình tập trung thì hệ thống phải đảm bảo hệ thống máy chủ, hệ thống sao lưu dữ liệu phải đáp ứng trang thiết bị là điều rất cần thiết. Tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng hệ thống CNTT và thay đổi của các hoạt động nghiệp vụ.

Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phát huy hơn nữa ý thức trách nhiệm đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân trong quản lý và thu ngân sách..

Nâng cấp phần mềm lập biên lai thu từ bảng kê đối với chứng từ thu phạt vi phạm hành chính bằng chuyển khoản. KBNN nhận được khoản nộp xử phạt VPHC bằng chuyển khoản thì kế toán thu căn cứ vào các thông tin như cơ quan xử phạt, số quyết định, ngày ra quyết định, và nội dung xử phạt trên nội dung nộp tiền và thực hiện nhập liệu trên chương trình TCS-TT. Nâng cấp hệ thống TCS-TT để hạch toán đúng mã tiểu mục để tách riêng phần tiền nộp phạt theo quyết định với tiền chậm nộp với, tiền chậm nộp theo mã tiểu mục thực thế trong hệ thống mục lục NSNN so với mã tiểu mục khoản tiền xử phạt.Nâng cấp hệ thống TCS-TT thêm chức năng điều chỉnh biên lai thu để hủy biên lai hoặc điều chỉnh số tiền trên biên lai đã thu căn cứ theo thư tra soát của ngân hàng. Như vậy đối với khoản thu phạt VPHC do Ngân hàng thu nhầm, việc xử lý sai sót như trên sẽ đảm bảo số tiền thu vào NSNN bằng với số tiền biên lai thu truyền về KBNN.

3.3.2. Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại được ủy nhiệm thu ngân sách nhà nước

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt và tạo thuận lợi hơn nữa cho cá nhân, doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước, KBNN đã báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận chủ trương mở rộng việc phối hợp thu ngân sách giữa KBNN với các ngân hàng thương mại cổ phần. Cụ thể, KBNN sẽ phối hợp với một số ngân hàng thương mại cổ phần trong việc mở và sử dụng hệ thống tài khoản chuyên thu của KBNN tại ngân hàng và thực hiện phối hợp thu, ủy nhiệm thu ngân sách nhà nước, đồng thời kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu điện tử về thu ngân sách giữa ngân hàng và KBNN. Thông qua đó, toàn bộ khoản thu ngân sách qua ngân hàng sẽ được ghi nhận trực tiếp ngay vào hệ thống các tài khoản chuyên thu của Kho bạc tại ngân hàng, bảo đảm tập trung kịp thời vào ngân sách nhà nước; đồng thời, truyền thông tin về khoản thu sang Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan nhanh chóng, an toàn và thuận lợi.

Các NHTM cần tích cực phối hợp quản lý và cung cấp dịch vụ tài khoản riêng biệt cho KBNN tại địa phương, hỗ trợ các đối tượng nộp NSNN tại quầy cũng như thông qua các ứng dụng trực tuyến. NHTM nên xây dựng một dịch vụ nộp NSNN hoặc các khoản NSNN khác cho người nộp. Điều này giúp giảm thiểu công việc tại quầy, nâng cao hiệu quả quản lý đồng thời thu hút người nộp NSNN trực tuyến, tiến tới việc nộp NSNN được thực hiện trực tuyến hoàn toàn.

3.3.3. Kiến nghị với các đơn vị sự nghiệp công lập

Các đơn vị sự nghiệp công lập là các đối tượng nộp NSNN, bởi thế trước hết cần phải tuân thủ các quy định, nguyên tắc của KBNN và chính quyền về nghĩa vụ nộp NSNN. Các đơn vị sự nghiệp cần nộp đúng, nộp đủ các khoản thuế, phí hoặc các nội dung NSNN khác.

Ngoài ra, để hướng tới việc nộp NSNN hoàn toàn trực tuyến, các đơn vị sự nghiệp công lập cũng cần tích cực, chủ động tiếp cận các dịch vụ nộp NSNN tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Điện Biên mà được KBNN tỉnh ủy nhiệm thu.

Để gia tăng các khoản NSNN, đơn vị sự nghiệp cũng cần kiểm soát tốt các khoản thu, chi tại đơn vị, nâng cao hiệu quả hoạt động về mặt tài chính để nâng cao hiệu quả thu NSNN tại địa phương.

KẾT LUẬN

Trong sự nghiệp thu Ngân sách nhà nước, Kho bạc nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng với tư cách là đơn vị quản lý thu NSNN. Công tác quản lý thu ngân sách một cách có hiệu quả là một vấn đề hết sức cần thiết, do vậy cần phải được quan tâm đúng mức bới nó có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác động tới sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

Công tác quản lý thu NSNN từ đơn vị sự nghiệp công lập qua ủy nhiệm thu cho NHTM tại KBNN Điện Biên những năm gần đây đã đạt được những kế quả khả quan tốc độ thu tăng cao và đều qua các năm, công tác thu NSNN chặt chẽ, hiệu quả hơn giúp hạn chế,ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực. Việc ủy nhiệm thu cho các NHTM đã làm giảm áp lực lên KBNN, giúp các đơn vị có thể nộp NSNN một cách nhanh chóng, hiện đại. Bên cạnh những kết quả đã đạt được đó, công tác quản lý thu NSNN từ đơn vị sự nghiệp công lập qua ủy nhiệm thu cho NHTM tại KBNN Điện Biên vẫn còn bộc lộ những nhược điểm như số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác thu chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc, sự phối hợp với các cơ quan có liên quan còn hạn chế.

Đề tài “Quản lý thu ngân sách nhà nước từ đơn vị sự nghiệp công lập thông qua ủy nhiệm thu cho các ngân hàng thương mại tại Kho bạc nhà nước Điện Biên” đã kế thừa hệ thống lý luận sẵn có về quản lý thu Ngân sách nhà nước nhằm chỉ ra những điểm mạnh, tồn tại trong quá trình quản lý thu ngân sách nhà nước, từ đó kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác quản lý thu NSNN của Kho bạc nhà nước Điện Biên trong thời gian tới.

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn không tránh được những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp quý báu từ thầycô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.

1. Bộ Tài chính (2015), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số: 328/2016/TT-BTC: Thông tư hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

3. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số: 84/2016/TT-BTC: Thông tư hướng dẫn thủ tục thu nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế và thu nội.

4. Bùi Cao Nguyên (2019), Hoàn thiện hoạt động quản lý thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng.

5. Cao Thị Ý Nhi (2016), Giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

6. Dương Đăng Chinh (2015), Lý thuyết tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

7. Dương Đặng Chinh và Phạm Văn Khoan (2013), Giáo trình quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

8. Đặng Văn Thanh (2010), Một số vấn đề về quản lý và điều hành NSNN, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đỗ Thị Mai Lan (2015), Quản lý thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hà Nội, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Hồ Quốc Khánh (2012), Hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương tại một số tỉnh ven biển miền Trung, Luận văn thạc sỹ QTKD, Đại học Đà Nẵng.

11. Hồ Xuân Phương và Lê Văn Ái (2004), Quản lý tài chính nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.

12. KBNN tỉnh Điện Biên, Báo cáo quyết toán thu ngân sách tỉnh Điện Biên năm 2017; 2018; 2019.

13. Lê Thanh Hà (2015), Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ba Vì, Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Đại học Thăng Long

14. Lê Văn Ái và Bùi Tiến Hanh (đồng chủ biên) (2010), Giáo trình Quản lý thu ngân sách nhà nước, NXB Tài chính.

văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

17. Nguyễn Thị Tuyết Mây (2016), Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách qua kho bạc nhà nước Phù Ninh, luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

18. Nguyễn Thị Thúy Nhi (2019), Hoàn thiện cơ chế phối hợp thu ngân sách Nhà nước giữa Kho bạc - Thuế - Ngân hàng thương mại, hướng tới tạo thuận lợi cho người nộp thuế, luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Phạm Thị Thu Hương (2018), Hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Lâm Đồng, luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

20. Quốc Hội CHXHCNVN (2015), Luật số: 83/2015/QH13: Luật Ngân sách, Do Quốc hội ban hành ngày 25/ 06/ 2015.

21. Quốc hội nước CHXHCNVN (2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11.

22. Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2009), Lý thuyết tài chính công, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

23. Tạ Xuân Quan (2011), Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

24. Trần Đình Tỵ (2003), Quản lý tài chính công, NXB lao động, Hà Nội.

25. Trần Thị Diệu Thanh (2018), Tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

26. Vũ Như Thăng, Lê Thị Mai Liên, Bàn về phân cấp ngân sách ở Việ tNam, Tạp chí Tài chính.

Đánh giá về quản lý thu NSNN từ các đơn vị sự nghiệp công lập qua ủy nhiệm thu cho NHTM tại KBNN Điện Biên

(Dành cho cán bộ NHTM)

Kính chào các anh, chị! Hiện nay, tôi đang thực hiện thu thập thông tin phục vụ đề tài nghiên cứu về quản lý thu NSNN từ các đơn vị sự nghiệp công lập qua ủy nhiệm thu cho NHTM tại KBNN Điện Biên. Mong anh/chị vui lòng cung cấp một số thông tin theo những câu hỏi dưới đây. Tất cả thông tin các anh/chị cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu của cá nhân tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Xin hãy đánh dấu (X) vào phương án trả lời mà anh/chị chọn:

1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý

TT Nội dung khảo sát Thang điểm đánh giá

Điểm trung bình (1) (2) (3) (4) (5)

I Về bộ máy quản lý

1 Bộ máy quản lý thu NSNN khoa học hợp lý

2

Số lượng cán bộ thực hiện công tác ủy nhiệm thu NSNN đáp ứng được khối lượng công việc

3 Trình độ chuyên môn cao 4 Trách nhiệm cao với công việc

1

NSNN đầy đủ và xác đáng 2 Kế hoạch thu được lập kịp thời 3 Nội dung kế hoạch thu được

lập chi tiết, đầy đủ

III Về triển khai kế hoạch thu NSNN

1 Quản lý chứng từ thu đầy đủ 2 Phối hợp đối chiếu số liệu thu

NSNN nhanh chóng, chính xác 3 Công tác đào tạo, tập huấn cán

bộ được quan tâm

IV Về kiểm soát thu NSNN

1 Công tác kiểm tra luôn được quan tâm

2

Công tác kiểm tra luôn được thực hiện một cách thường xuyên

3

Công tác kiểm tra luôn được thực hiện một cách rất nghiêm túc

PHIẾU KHẢO SÁT

Kính chào các anh, chị. Hiện nay, tôi đang thực hiện thu thập thông tin phục vụ đề tài nghiên cứu về quản lý thu NSNN từ các đơn vị sự nghiệp công lập qua ủy nhiệm thu cho NHTM tại KBNN Điện Biên. Mong anh/chị vui lòng cung cấp một số thông tin theo những câu hỏi dưới đây. Tất cả thông tin các anh/chị cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu của cá nhân tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Xin hãy đánh dấu (X) vào phương án trả lời mà anh/chị chọn:

1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý

TT Nội dung khảo sát Thang điểm đánh giá

Điểm trung bình (1) (2) (3) (4) (5)

I Về bộ máy quản lý

1 Bộ máy quản lý thu NSNN khoa học hợp lý

2

Số lượng cán bộ thực hiện công tác ủy nhiệm thu NSNN đáp ứng được khối lượng công việc

3 Trình độ chuyên môn cao 4 Trách nhiệm cao với công việc

1

NSNN đầy đủ và xác đáng 2 Kế hoạch thu được lập kịp thời 3 Nội dung kế hoạch thu được

lập chi tiết, đầy đủ

III Về triển khai kế hoạch thu NSNN

1 Quản lý chứng từ thu đầy đủ 2 Phối hợp đối chiếu số liệu thu

NSNN nhanh chóng, chính xác 3 Công tác đào tạo, tập huấn cán

bộ được quan tâm

IV Về kiểm soát thu NSNN

1 Công tác kiểm tra luôn được quan tâm

2

Công tác kiểm tra luôn được thực hiện một cách thường xuyên

3

Công tác kiểm tra luôn được thực hiện một cách rất nghiêm túc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP QUA ỦY NHIỆM THU CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐIỆN BIÊN (Trang 116 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w