Phương pháp phân tích có cấu trúc

Một phần của tài liệu giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin (Trang 28 - 31)

2.1.5.1. Kỹ thuật phân mức

Kỹ thuật phân mức hay còn gọi là “ Phân tích từ trên xuống” (Top - Down) tiến hành sự phân tích chức năng của hệ thống bằng cách đi dần từ tổng thể đến chi tiết thông qua nhiều mức. Sự chuyển dịch từ một mức tới mức tiếp theo thực chất là sự phân rã mỗi chức năng ở mức trên thành một số các chức năng con ở mức dưới. Đây là quá trình triển khai theo một cây, và chính vì vậy mà phương pháp này còn có tên là phương pháp phân tích có cấu trúc.

Có hai cách vận dụng kỹ thuật phân mức: - Dùng biểu đồ phân cấp chức năng (BFD). - Dùng biểu đồ luồng dữ liệu (DFD). a) Biểu đồ phân cấp chức năng BFD.

Với BDF thì phân tích từ trên xuống bằng cách triển khai dần cây phân cấp từ gốc đến ngọn, lần lượt qua các tầng (mỗi tầng là một mức mô tả của hệ thống, bao gồm một tập hợp các chức năng). Nghĩa là ta coi cả hệ thống là một chức năng và được biểu diễn ở mức cao nhất (Mức 0). Sau đó phân rã mỗi chức năng ở mức trên thành các chức năng ở mức dưới và gọi là mức 1,2,3,...Tùy theo quy mô của hệ thống mà sự phân cấp này chi tiết đến mức nào, tuy nhiên, đa số thường được chia thành ba mức:

……… Hình 2. 3: Sự phân cấp của hệ thống A B C D E F G H I Mức 0 Mức 1 Mức 2

b) Biểu đồ luồng dữ liệu DFD hay DFD

Với mỗi mức của biểu đồ phân cấp chức năng được phân cấp như sau:

- Ứng với mức 0 của BFD ta có DFD mức khung cảnh (Mức bối cảnh hay ngữ cảnh). Với mức này ta coi cả hệ thống là một chức năng duy nhất, xuất hiện tất cả các tác nhân ngoài của hệ thống, các luồng thông tin vào ra của hệ thống.

Hình 2. 4: Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh

- Ứng với mức 1 của BFD ta có DFD mức đỉnh:

+ Ở mức này thay thế một chức năng duy nhất bởi các chức năng ở mức 1, bảo toàn các tác nhân ngoài và luồng thông tin vào ra hệ thống.

+ Bổ sung thêm các luồng dữ liệu nội bộ và các kho dữ liệu. + Dạng biểu đồ:

Kho A

Hình 2. 5: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh

- Ứng với mức 2 trở đi của BFD ta có DFD mức dưới đỉnh. Nghĩa là, thay thể mỗi chức năng ở mức trên bằng DFD ở mức dưới, bảo toàn các luồng thông tin vào ra chức năng và các tác nhân liên quan. Có thể thêm các kho dữ liệu và luồng dữ liệu nội bộ. 2.1.5.2. Kỹ thuật chuyển đổi DFD vật lý sang DFD mức logic

a) DFD mức vật lý: Là một mô tả hệ thống còn chứa các yếu tố vật lý. Các yếu tố vật lý được chia thành ba loại sau:

Hệ thống X Y Z 1 chức năng 3 chức năng 2 Chức năng 4 Chức năng Y Z

- Yếu tố vật lý là các phương tiện: Là các phương thức được sử dụng như chức năng thực hiện gắn liền với máy in, sổ sách, máy tính,...

- Các chức năng vật lý, đó là những chức năng gắn liền với công cụ, biện pháp, xử lý. Chẳng hạn chức năng nhập dữ liệu vào máy tính sẽ không tồn tại nữa khi ta không dùng máy tính, và đó là một chức năng vật lý.

- Các cấu trúc vật lý, đó là cấu trúc chung của DFD gắn liền với biện pháp. Nó phản ánh cơ cấu tổ chức và cách cài đặt hệ thống.

b) DFD mức logic (Khái niệm): Là biểu đồ mô tả hệ thống không còn chứa yếu tố vật lý nào. Như vậy để chuyển DFD mức vật lý sang DFD mức logic. Ta phải tiến hành loại bỏ các yếu tố vật lý cụ thể làm như sau:

- Với các yếu tố vật lý thể hiện các phương tiện, phương thức thông qua các ngôn từ như là: đĩa, tài liệu hay là các phương tiện thực hiện. Chẳng hạn như kiểm tra, được thay đổi bởi các tên gọi thể hiện nội dung.

- Loại bỏ các chức năng gắn liền với biện pháp chỉ giữ lại các chức năng gắn liền với nội dung nhưng các chức năng này thường xuất hiện ở mức dưới.

- Tổ chức lại biểu đồ: Gom các chức năng mà nó gần gũi nhau ở mức dưới (gần gũi về bản chất, tính chất) thành các chức năng ở mức trên.

Hình 2. 6: Biểu đồ luồng dữ liệu mức logic

2.1.5.3. Chuyển DFD mức logic của hệ thống cũ sang DFD mức logic của hệ thống mới a) Mục đích:

- Để cho hệ thống mới thừa hưởng những điểm tốt, những điều làm được của hệ thống cũ.

- Khi thực hiện xây dựng DFD logic của hệ thống mới cần xem xét lại những nhược điểm của hệ thống cũ để loại bỏ, chỉnh sửa xem xét các yêu cầu mục tiêu đã được đề xuất với hệ thống mới để bổ sung.

b) Cách thực hiện:

- Những nhược điểm của hệ thống cũ (thiếu, không hiệu quả, tốn phí) với mỗi nhược điểm đó phải tìm ra những biện pháp để khắc phục.

- Xem lại các yêu cầu, mục tiêu của hệ thống mới để thực hiện việc bổ sung sao cho hệ thống mới đáp ứng được những yêu cầu đặt ra.

- Xem DFD của hệ thống cũ để xác định những điểm yếu và các nơi mà chúng ta cần bổ sung và thay đổi.

DFD mức vật lý Phân rã Gom các chức năng DFD mức lôgic Loại bỏ các yếu tố vật lý

- Sau đó chúng ta vẽ lại biểu đồ này như sau: Khoanh vùng sau đó thực hiện bổ sung, loại bỏ. Việc thực hiện này phải đảm bảo nguyên tắc sau: Bảo toàn luồng dữ liệu vào ra của vùng đó. Xác định một chức năng tổng quát. Sau đó xoá toàn bộ biểu đồ vùng này và vẽ lại nó.

Một phần của tài liệu giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)