5.1. Thành tựu trong văn hóa
Ở đây họ được công ty đưa ra rất nhiều quyền lợi đặc biệt dành cho mình như: bữa ăn miễn phí với nhiều đồ ăn tại nhà hàng, bếp mini hoặc quán cà phê ngay tại trụ sở, các bữa tiệc linh đình, phần thưởng giá trị, những buổi chia sẻ của ban điều hành, thậm chí là cho phép mang thú cưng,...Nhân viên được cung cấp nhiều loại hình giải trí, như leo núi trong nhà, bóng chuyền bãi biển hoặc bowling.
Google đã đi tiên phong trong việc cho phép nhân viên tự do khám phá cách họ muốn làm việc nhằm cải thiện tính sáng tạo và năng suất của nhân viên, họ được tự do lựa chọn, có lịch trình linh hoạt, không gian và cơ hội làm việc theo ý muốn. Họ thực sự vui vẻ và tận hưởng khi làm việc ở Google bởi được làm việc trong những không gian văn phòng độc đáo do công ty thiết kế từ đó nhân viên có thể tạo ra những sản phẩm sáng tạo của mình góp phần cho sự thành công của công ty như ngày nay.
Không những là một “Gã khổng lồ” trong làng công nghệ, Google còn luôn tự hào và tự xem mình là một trong những doanh nghiệp hàng đầu khi nói về văn hóa công ty, với những giá trị đặc biệt và hiếm có trong cách đối xử với nhân viên. Nhân viên có thể thoải mái chia sẻ đóng góp ý kiến, ý tưởng cho cấp trên; đảm bảo sự công bằng cho mỗi người; bài trừ các nạn phân biệt; có các chính sách hỗ trợ tài chính đặc biệt cho người phụ nữ mang thai, cho người thân của nhân viên,…
Nhờ có những chính sách ở trên mà Google có thể giữ chân được rất nhiều các nhân viên của mình, làm cho họ cảm thấy hài lòng và cổ vũ họ đưa ra nhiều ý tưởng độc đáo để cống hiến cho công ty, góp phần giữ vững vị thế của Google trong ngành công nghệ thế giới. Sự hạnh phúc của nhân viên do các chính sách ưu đãi từ văn hóa doanh nghiệp Google đã đem lại những số liệu tài chính tích cực cho công ty:
Nguồn: www.msn.com
Đơn vị: Triệu USD
Năm Doanh thu Thu nhập ròng Lợi nhuận 2017 110.855,0 12.622,0 65.272,0 2018 136.819,0 30.736,0 77.270,0
2019 161.857,0 34.343,0 89.961,0 2020 182.527,0 40.629,0 97.795,0
Nguồn: www.msn.com
Nhìn vào bảng và biểu đồ ta có thể thấy kết quả kinh doanh của công ty vẫn luôn tăng trưởng trong 4 năm qua. Cụ thể với số liệu năm gần đây nhất thì Doanh thu của công ty mẹ Google là ALPHABET INC năm 2020 tăng 12,77% so với năm 2019 lên thành 182,53 triệu USD; Thu nhập ròng tăng 17,26 % lên thành 40,27 triệu USD; Lợi nhuận tăng 8,7% lên thành 97,79 triệu USD.
- Tạo ra những giá trị bản sắc văn hóa riêng biệt mà chỉ Google có
Google đã xây dựng thành công văn hoá của mình tức là đã sở hữu một tài sản đặc trưng, điều làm nên sự khác biệt với đối thủ và giúp cho công ty trường tồn và lớn mạnh như hiên nay. Văn hoá doanh nghiệp là một tài sản, một nguồn lực của doanh nghiệp và giúp tạo ra giá trị cho Google, cũng như cho mỗi thành viên trong đó.
Những giá trị, bản sắc riêng biệt của văn hóa doanh nghiệp Google đã được công ty thể hiện và để lại những ấn tượng đặc biệt tới khách hàng và đối tác qua các phương thức như tạo ra biểu tượng logo với dãy chữ màu xanh da trời – đỏ - vàng – xanh da trời – xanh lá cây – đỏ; sự thay đổi linh hoạt thú vị của Google Doodle khi thay thế tạm thời cho biểu tượng trên trang chủ của Google nhằm chào mừng các ngày lễ, các sự kiện, thành tựu và con người; Trụ sở chính Googleplex giá trị hàng tỷ đô với khu vườn chứa các mô hình Android đẹp mắt; các buổi họp hàng tuần giữa nhân viên và lãnh đạo; việc nhân viên có thể đến bất kì trụ sở nào của Google để làm việc; các chế độ đãi ngộ tốt nhất cho nhân viên ( những món quà giá trị, những chuyến du lịch, bữa ăn miễn phí, nhiều hoạt động giải trí ngay trong công ty như bowling, leo núi trong nhà ,…). Tất cả chúng đã tạo nên một nền văn hóa doanh nghiệp riêng biệt mà chỉ Google có.
Ta có thể thấy rằng bao trùm các giá trị văn hóa này là những sự sáng tạo độc nhất, thú vị và để tạo ra nó không thể kể đến công lao của hai vị sáng lập, lãnh đạo là Larry Page và Sergey Brin. Cả 2 ông đều là tuýp người điển hình trong việc tạo nên những ý tưởng độc đáo, những suy nghĩ khác lạ và dùng nó để điều hành, phát triển công ty. Chính việc đề cao sự sáng tạo của Larry và Sergey nên trong quá trình hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp của Google họ đã tạo ra nhiều cơ hội cho nhân viên để họ có thể tự do thoải mái chia sẻ những ý tưởng, sự sáng tạo của mình tới Larry, Sergey và các giám đốc điều hành khác có thể qua email, trong các cuộc họp hàng tuần, quán cà phê của công ty. Và rồi kết quả nhờ sự phối hợp giữa lãnh đạo và toàn thể nhân viên đã tạo nên một nền văn hóa doanh nghiệp Google được nhiều người biết đến như ngày nay đồng thời thúc đẩy phát triển một văn hóa doanh nghiệp mới trong các công ty công nghệ thông tin.
- Được đánh giá là một trong những nơi đáng để làm việc, luôn thu hút nhiều nhân tài đến ứng cử
Trên thực tế, Google đã giành được 15 giải thưởng từ Comparably chỉ trong năm 2019, bao gồm Văn hóa công ty tốt nhất, Giám đốc điều hành xuất sắc nhất và Giải thưởng Công ty tốt nhất cho phụ nữ.
Google cũng là công ty luôn đứng trong danh sách top các công ty tốt nhất để làm việc của Fortune và nằm trong danh sách những nơi làm việc tốt nhất của trên thế giới
Theo kết quả điều tra của công ty phần mềm giáo dục Piazza với 150.000 sinh viên từ hơn 600 trường đại học ở Bắc Mỹ, trong đó có các trường hàng đầu như Stanford, Harvard và MIT, thì Google là tập đoàn mà họ muốn về làm việc nhất.
Để có được một công việc ở Google không phải việc dễ dàng: người ta vẫn hay nói rằng đậu vào học ở trường Harvard còn dễ hơn là kiếm được việc ở Google. Thực sự, công ty này luôn nổi tiếng với quy trình xét tuyển ứng viên gắt gao, buộc những ứng viên phải vượt qua rất nhiều vòng phỏng vấn hóc búa để tìm kiếm được những ứng viên xuất sắc nhất trong số những người xuất sắc. Theo ước tính Người khổng lồ công nghệ Google nhận được hơn 3 triệu ứng viên chất lượng cao mỗi năm nhưng chỉ có 7000 người được tuyển dụng, mang lại cho các ứng viên cơ hội được tuyển dụng là 0,23%.
Mặc dù vậy nhờ các chính sách trong văn hóa doanh nghiệp mà Google đưa ra như đề cao sự sáng tạo, tự do cho nhân viên đồng thời cũng tiếp thu hoặc đánh giá cao các ý tưởng của họ nếu khả thi; đặc biệt với việc nhân viên được phép dành tối đa 20% thời gian làm việc của họ cho các dự án cá nhân, những dự án mà họ thấy thú vị. Cùng với đó công ty cũng xây dựng bầu không khí làm việc thoải mái, thân thiện; các cơ hội làm việc bình đẳng, không phân biệt giới tính màu da, sắc tộc; có các chính sách hỗ trợ tài chính cá nhân;… nên nhiều nhân tài vẫn muốn có cơ hội để được ứng cử vào các vị trí trong công ty. Họ đều nhận thấy được mức độ ảnh hưởng của Google với nền công nghệ thế giới như thế nào trong việc tạo ra các ứng dụng, trang web tiện ích với người tiêu dùng cùng với các chế độ ưu đãi cho nhân viên được phát huy tốt ra sao nên họ muốn được tham dự vào quá trình phát triển của Google để được cống hiến cho công ty, cho ngành công nghệ thế giới từ đó cũng khẳng định được vị trí, tài năng của chính bản thân các ứng cử viên này.
- Giữ vững vị thế trong ngành công nghệ thế giới, không ngừng đổi mới để cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
Google là một tập đoàn công nghệ khổng lồ với hàng trăm dịch vụ, từ Gmail, Google Maps đến YouTube, Android… Tất cả đều có ảnh hưởng to lớn đến cách con người giao tiếp và khám phá thông tin. Trong suốt hơn 20 năm hình thành và phát triển cho đến tận bây giờ Google vẫn luôn giữ vững được vị thế của mình với ngành công nghệ thế giới, với khách hàng cụ thể:
Theo Statistic tính đến tháng 6 năm 2021 Công cụ tìm kiếm của Google đã thống trị thị trường công cụ tìm kiếm, duy trì 92,47% thị phần ; hệ điều hành Android của hãng chiếm 73% thị phần di động thế giới. Trình duyệt Chrome thì nắm 65.32% thị phần toàn cầu.
Tính đến 17 tháng 4 năm 2021 dữ liệu có sẵn cho thấy YouTube có cơ sở người dùng hoạt động lớn thứ hai trên thế giới, với các công cụ lập kế hoạch của Google báo cáo rằng các nhà quảng cáo hiện có thể tiếp cận gần 2,3 tỷ người dùng trên nền tảng này mỗi tháng theo Wearesocial. Tuy nhiên, những số liệu này chỉ đại diện cho người dùng đã đăng nhập ở một số quốc gia và phân tích của Kepios cho thấy rằng tổng số khách truy cập hàng tháng trên trang web và ứng dụng dành cho thiết bị di động của YouTube (bao gồm cả người dùng không đăng nhập) có thể sẽ cao hơn nhiều.
Vào năm 2020, Alphabet đã tạo ra gần 183 tỷ đô la doanh thu. Trong đó, 147 tỷ USD - hơn 80% - đến từ hoạt động kinh doanh quảng cáo của Google, theo báo cáo thường niên năm 2020 của công ty. Google đã dẫn đầu thị trường về quảng cáo trực tuyến trong hơn một thập kỷ và dự kiến sẽ chiếm gần 29% thị phần chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số trên toàn cầu vào năm 2021, theo eMarketer.
Các công cụ, ứng dụng của Google vẫn luôn xuất hiện mỗi khi chúng ta tham gia vào hoạt động trên internet đem lại rất nhiều thông tin, các giá trị tinh thần cho tất cả mọi con người trên thế giới. Các chuẩn mực đạo đức trong quá trình phục vụ người tiêu dùng như chính trực, hữu ích, quyền riêng tư bảo mật, tự do bày tỏ và phản hồi nhanh vẫn được Google duy trì và phát triển hơn nữa để đảm bảo được sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng. Việc hằng ngày chúng ta đều ít nhất sử dụng một trong các sản phẩm/dịch vụ của Google tạo ra cho thấy phần nào sự thành công trong việc giữ vững vị thế của công ty trong ngành công nghệ 4.0 hiện nay.
Đối với Google, đa dạng hoá dịch vụ tiện ích trên nền tảng internet là một việc làm vừa tạo ra lợi thế cạnh tranh trước mắt vừa mang tầm chiến lược lâu dài, do đó họ chủ động thiết lập một nền văn hoá doanh nghiệp đề cao sự sáng tạo như đã được đề cập ở các phần trước.
Chính tinh thần cầu thị này đã góp phần làm cho Google ngày càng thành công hơn trong lĩnh vực công nghệ, mà những sản phẩm nổi bật như Google Earth, Google Maps hay hệ điều hành Android là những minh chứng cụ thể và hùng hồn nhất. Tất nhiên, không phải lúc nào Google cũng gặt hái được “quả ngọt”, ví dụ như Google Wave là một “quả đắng” mà họ từng nếm trải.
Nhưng với một tinh thần đổi mới không có điểm dừng, Google đã thúc đẩy đội ngũ nhân viên của họ sáng tạo không ngừng nghỉ nhằm mang đến cho công chúng này càng nhiều tiện ích hữu dụng hơn. Đó cũng là nền tảng vững chắc để Google ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn nữa trong tương lai.
5.2. Liên hệ đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam.
hóa doanh nghiệp tiên tiến, hài hòa với bản sắc dân tộc, với văn hóa từng vùng, từng miền khác nhau thúc đẩy sự sáng tạo của tất cả các thành viên trong các doanh nghiệp khác nhau.
Hiện nay, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO việc quản lý kinh doanh, doanh nghiệp cần phải được tổ chức lại trên các phương diện và giải quyết hài hòa các mối quan hệ: quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa dân tộc và nhân loại,...
Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới. Nó đòi hỏi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải có những bước tính khôn ngoan, lựa chọn sáng suốt. Không thể để xảy ra tình trạng quốc tế hóa văn hóa doanh nghiệp, mà phải trên cơ sở văn hóa Việt Nam để thu hút lấy tinh hoa của nhân loại, sáng tạo ra văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nhưng phải phù hợp với tình hình và bản sắc văn hóa Việt Nam.
Bên cạnh những ưu điểm: cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, yêu hòa bình, luôn hướng tới sự hòa hợp, có tinh thần cầu tiến cầu thực, có ý chí phấn đấu, tự lực tự cường để vươn lên mà các doanh nghiệp tại Việt Nam cần phát huy triệt để trong doanh nghiệp, thúc đẩy năng lực và hiệu suất làm việc của nhân viên thì nhìn chung văn hóa công sở và văn hóa doanh nghiệp tại nước ta vẫn còn những mặt hạn chế nhất định. Không ít doanh nghiệp xây dựng văn hóa nhưng phần lớn mới chỉ dừng lại ở bề nổi, phong trào, lễ nghi còn phần chìm, cốt lõi quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp như thái độ, trách nhiệm, niềm tin, tiêu chuẩn chưa được thực hiện bài bản, rõ ràng. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp lớn thực hiện được các giá trị văn hóa mà doanh nghiệp đã đưa ra như FPT với tinh thần tôn trọng cá nhân, tôn trọng dân chủ ; Vietinbank với việc xây dựng các quy tắc hành vi ứng xử, giao tiếp giữa cá nhân với đồng nghiệp, với khách hàng, lãnh đạo phải tuân thủ theo luật công ty đề ra; Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel với triết lý gắn kết hoạt động kinh doanh với các hoạt động nhân đạo –xã hội,… Thêm vào đó, người Việt còn bị tư tưởng ngại thay đổi, không dám đổi mới, vượt ra khỏi “vùng an toàn” để đạt được sự phát triển cao hơn, còn cổ hủ trong việc tôn sùng kinh nghiệm và thói quen thủ cựu. Điều này làm ảnh hưởng khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, cản trở doanh nghiệp hội nhập và thích nghi với môi trường kinh doanh toàn cầu. Doanh nghiệp khó có thể đột phá, phát triển kinh tế và đưa vị thế doanh nghiệp lên tầm cao mới.
- Bài học rút ra cho văn hóa doanh nghiệp Việt Nam từ doanh nghiệp Google
Từ văn hóa của doanh nghiệp Google, , các doanh nghiệp tại Việt Nam cần thay đổi theo những xu hướng phát triển như: tôn trọng người lao động, coi trọng tính tích cực và tính năng động của con người, khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tạo, nâng cao tố chất của con người trong kinh doanh; đưa ra chiến lực và mục tiêu phát triển cũng như coi trọng và phát triển doanh nghiệp, bồi dưỡng ý thức văn hóa doanh nghiệp cho toàn thể công nhân
viên chức; coi trọng môi trường làm việc về vật chất cũng như tinh thần của doanh nghiệp, tạo ra không gian văn hóa tốt đẹp, bồi dưỡng ý thức tập thể và tinh thần đoàn kết mạnh mẽ nhằm cống hiến sức lực và trí tuệ cho doanh nghiệp cũng như khích lệ tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần bắt kịp xu hướng hiện đại, dám thay đổi, dám đổi mới, chú trọng nền văn hóa doanh nghiệp đặt chữ tín làm tôn chỉ, giữ gìn uy tín, thương hiệu của mình, tôn trọng và