CHƯƠNG XV : BÀ ÁN THUYẾT PHỤC ÔNG ÁN LẦN THỨ HA

Một phần của tài liệu BÀI HỌC NGÀN VÀNG doc (Trang 41 - 42)

Mấy hôm nay bà Án có vẻ lo lắng không yên. Bà đã hứa với bà huyện là sẽ nói với chồng bỏ qua vụ án chánh Hàm, nhưng bà chưa tìm được dịp thuận tiện để nói. Trong khi ấy thì quan Án có vẻ gấp rút xúc tiến việc điều tra tìm bằng chứng cho vụ án nói trên. Bà sợ, nếu không kịp cản trở, quan Án sẽ đi quá trớn và mọi việc sẽ vỡ lỡ thì bà sẽ không biết xử trí làm sao đối với bà huyện và bốn thoi vàng của bà. Lúc đầu mới nhận được số vàng ấy, bà còn phân vân lưỡng lự, nửa muốn lấy nửa muốn trả lại, chưa nhứt quyết. Nhưng số vàng càng ở lâu thêm trong nhà bà, bà lại thấy thân cận, quý mến nó và muốn giữ lấy luôn. Bây giờ, bà không nghĩ đến chuyện trả lại chủ nó, mà chỉ suy nghĩ làm cách nào để giữ được nó một cách êm thắm, không bị phiền hà lôi thôi về sau.

Bà nhứt quyết chiều nay, trong bữa cơm, bà sẽ gợi câu chuyện ấy với chồng, Bà biết tánh ông rất thanh liêm, nhưng cũng rất nể vợ, thương con. Nếu bà khéo nói thì chắc quan Án cũng không nỡ để ngoài tai. Nhưng điều bà suy nghĩ là không biết có nên nói thật với ông về vụ bốn thoi vàng hay không? Sau một hồi suy nghĩ, bà tự bảo là chưa nên nói ra, vì lỡ nếu ông không bằng lòng, thì chắc chắn là mọi sự sẽ đổ vỡ hết.

Trong khi chờ quan Án bãi chầu trở về, bà đi lui đi tới ở trước hiên nhà, sắp đặt trong trí những điều cần nói. Bỗng bà nhìn lên, và mấy chữ sơn son thếp vàng trong bức hoành phi treo trên trần nhà đập vào mắt bà: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ đến hậu quả của nó". Ðây là "Bài học ngàn vàng" mà vua Ðột Quyết đã truyền lịnh cho bá quan văn võ trong nước phải treo lên ở trước mắt.

Bà Án đã thuộc làu câu ấy, chỉ nhìn lên là bà nhớ chứ không cần phải đọc. Nhưng chỉ cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm cho bà suy nghĩ và mất hết sự tự tin lúc đầu. Bà có mặc cảm là mình sắp làm một điều bất chính. Nhưng rồi bà tự bảo rằng cũng chưa hẳn là như vậy. Bà biện bạch: Thứ nhất vụ án ấy chỉ mới là nghi vấn. lão chánh Hàm ấy có thể làm bậy, nhưng cũng có thể bị vu oan. Nếu lão ta bị oan, mình cứu được lão ta, thì đó là một điều đáng làm. Thứ hai, số vàng ấy đối với gia đình bà là cả một gia tài nhưng đối với lão chánh Hàm, thì đâu có giá trị gì? Thứ ba, nếu mình không giúp đỡ lão ta, thì rồi cũng có người khác giúp đỡ lão, cuối cùng chỉ thiệt cho mình mà thôi. Vả lại, đã có quan Tổng Trấn bảo bọc rồi, thì còn sợ gì nữa. Thứ tư số vàng mình lấy được, đâu phải để phụng dưỡng riêng cho mình, mà là để lo cho chồng cho con,

phụng dưỡng cha mẹ, giúp đỡ bà con, làm vẻ vang cho làng cho họ ... và cuối cùng, bà kết luận: Nếu xét về hậu quả của việc làm này, thì thấy lợi nhiều mà hại không đáng kể.

Bà nghĩ đến đó thì quan Án cũng vừa về đến nhà. Bà đon đã chào hỏi chồng rồi lanh lẹ xuống nhà dưới bảo người nhà soạn đồ nhấm bưng lên.

Rửa ráy xong, quan Án ngồi vào mâm cơm. Nhưng hôm nay quan Án có vẻ không vui vẻ như mọi ngày. Bà Án nhìn chồng lo ngại, nếu ông không vui, thì bà chưa tiện nói ra câu chuyện chánh Hàm. Nhưng bà cần biết vì sao chồng mình có vẻ bực tức. Bà hỏi:

- Hình như hôm nay ông có điều gì không vui thì phải? Quan Án thở ra rồi nói:

- Bọn thư lại mỗi ngày mỗi bê bối, chỉ có một việc sai đi điều tra vụ án chánh Hàm, mà gần tháng nay, bây giờ trở về trình rằng chẳng tìm được bằng cớ gì về vụ mất tích con ở gái hết! Tôi chắc là chúng được chánh Hàm hối lộ, nên ém nhẹm vụ này.

Bà Án nghe chồng nói, chột dạ, nhưng thấy cần phải binh vực bọn nha lại:

- Ông cũng nên nghĩ lại cho họ. Họ đã đi điều tra mà không có gì khả nghi thì bảo làm sao họ có bằng cớ để buộc tội cho lão chánh Hàm ấy được? Có thì họ nói có, không thì họ bảo không, chứ không lẽ, không mà dựng đứng là có. Biết đâu nguyên cáo không vu cáo cho lão chánh Hàm vì tư oán tư thù?

Quan Án càng bực tức, cắt ngang:

- Bà là đàn bà chỉ giỏi việc bếp nước; bà đâu biết được những bí ẩn trong các vụ án tiết mà cũng xăm lo vào? Tôi coi việc xử kiện đã gần ba mươi năm nay, tôi đã có nhiều kinh nghiệm, nên khó mà ai qua mắt tôi được. Bà thử suy nghĩ xem, một đứa con gái yếu đuối, nghèo khổ, không có ai che chở mà trốn đi đâu được trong khi chung quanh nó, bọn tay chân của chánh Hàm ngày đêm bủa vây canh gác? Tôi chắc dù nó có cánh cũng không thể thoát khỏi nhà chánh Hàm được, mà dù có thoát được, thì vài ngày hôm sau cũng bị bắt lại. thế mà đã hơn một tháng nay, không ai tìm ra được manh mối của nó là tại sao?

- Thế theo ông thì sao?

- Thì vì chánh Hàm đã giam giữ nó một nơi kín đáo, hay đã thủ tiêu nó rồi, chứ còn tại sao nữa? - Nếu chánh Hàm làm như vậy, làm sao giấu được thiên hạ, tai mắt chung quanh?

- Thì vì nó giàu, nhà to cửa lớn tay chân đông đảo, nó bỏ tiền của ra bịt mắt bịt miệng thiên hạ, nên có mắt cũng như mù, có miệng cũng như câm.

Một phần của tài liệu BÀI HỌC NGÀN VÀNG doc (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w