Sự thích ứng của lao động nữ di cư trước tác động của COVID Lựa chọn ở lại hay về quê

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NỮ DI CƯ, KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HÀ NỘI (Trang 30 - 32)

Lựa chọn ở lại hay về quê

Khi được hỏi lựa chọn ở lại hay về quê khi có thông tin dịch thì 55,67% lựa chọn ở lại thành phố. Tuy nhiên số liệu có sự chênh lệch lớn giữa 2 thành phố lớn. Nếu 70,67% lao động ở Hà Nội lựa chọn về quê thì chỉ có 18% lao động ở TP. Hồ Chí Minh lựa chọn phương án này. Mối liên hệ giữa người lao động ở tp Hồ Chí Minh với nơi di cư đến dường như chặt chẽ hơn, điều này cũng được minh chứng qua tỷ lệ đăng ký tạm trú của người lao động nữ di cư ở TP. Hồ Chí Minh cao hơn ở Hà Nội. Với những người ở lại, khó khăn nhất mà họ gặp phải là bị hạn chế đi lại. Với những người bán hàng rong, vé số hay đồng nát thì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập, 30,5% những khó khăn do thiếu đồ ăn trong đó mức độ khó khăn của Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh, đây cũng chính là một trong những lý do khiến người di cư đến Hà Nội lựa chọn về quê nhiều hơn ở TP. Hồ Chí Minh.

Lựa chọn chuyển đổi nghề

Số lao động chuyển nghề do tác động của dịch Covid không cao, và với những người chuyển đổi nghề nghiệp thì họ cũng chỉ chuyển sang những nghề lao động giản đơn khác vẫn thuộc nhóm lao động tự do. Đánh giá mức độ khó khăn trong việc chuyển đổi nghề, 88,23% cho biết họ gặp khó khăn trong việc chuyển sang nghề khác, trong đó có 11,76% đánh giá ở mức rất khó. Dường như ở Hà Nội việc chuyển đổi việc làm được đánh giá có sự chênh lệch đáng kể về mức độ khó dễ, thậm chí 22,5% những người chuyển đổi cho biết khá dễ tìm việc thì ở TP. Hồ Chí Minh có đến 92% cho rằng khó chuyển đổi nghề.

29

Lựa chọn cắt giảm chi tiêu

Do thu nhập giảm sút, việc làm bấp bênh nên những lao động này buộc phải thích ứng với điều kiện sống mới. Có đến 51,33% cho biết họ phải sử dụng đến tiền tiết kiệm, nhưng trên thực tế với những người có thu nhập thấp thì việc có tiền tiết kiệm không phải là dễ dàng, 45,83% phải đi vay mượn ngân hàng, người thân, ở TP. Hồ Chí Minh có trường hợp phải vay tín dụng đen. Nếu so sánh vùng miền thì ở Hà Nội tỷ lệ vay người thân gấp đôi TP. Hồ Chí Minh, ở chiều ngược lại tỷ lệ người sử dụng tiền tiết kiệm ở TP. Hồ Chí Minh lớn hơn. Số người phải xin trợ cấp của địa phương/cơ quan rất ít, chỉ có 3,33%, chưa bằng 1/3 số trường hợp dùng đồ quyên góp, ủng hộ, tặng miễn phí. Đây là thực trạng cho thấy trong trường hợp khẩn cấp thì hỗ trợ cộng đồng nhanh và kịp thời hơn, điều này sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần sau. 15,83% chọn phương án khác, nhưng khi được hỏi kỹ hơn về phương án khác thì câu trả lời tập trung vào vấn đề cắt giảm chi tiêu.

Lựa chọn trong tương lai khi dịch quay lại

Tại thời điểm khảo sát vào cuối tháng 7, khi dịch Covid đã kiểm soát được 2 tháng không có ca mắc mới nhưng khi được hỏi dịch bệnh có tiếp tục bùng phát hay không thì hơn 60% người được hỏi đều tin dịch sẽ bùng phát trở lại. Nếu so sánh giữa 2 tỉnh thì niềm tin này rất khác nhau, 65,33% người trả lời ở Hà Nội được hỏi cho rằng dịch sẽ không trở lại trong khi 85,67% người trả lời ở TP. Hồ Chí Minh cho rằng dịch sẽ trở lại. Đây cũng chính là sự khác biệt liên quan đến đặc điểm vùng miền và điều kiện chính trị, văn hóa mang lại.

Khi được hỏi nếu dịch bùng phát trở lại thì mức độ lo lắng thế nào, gần ½ số người được hỏi cho biết lo lắng cho sự an toàn của bản thân và gia đình, chỉ 17,7% cho biết đó đã có kinh nghiệm nên không còn lo lắng. Tuy nhiên, khi được hỏi sẽ ở lại hay trở về quê thì đa phần người được hỏi lựa chọn ở lại đó nếu về quê cũng khó tìm kiếm công việc khác, hoặc nếu có về quê thì cũng tạm thời hết dịch lại lên thành phố làm việc

30

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NỮ DI CƯ, KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ HÀ NỘI (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)