Giải pháp khôi phục kinh tế, tạo việc làm và kích cầu là giải pháp dài hơi, mang tính tổng thể. Hiện Chính phủ đã đưa ra những giải pháp tài khóa và tài chính để hỗ trợ sản xuất, kích cầu, tuy nhiên, là một nước có độ mở kinh tế vào nhóm cao nhất thế giới, ảnh hưởng của Covid đối với sản xuất và tiêu dùng trong nước phụ thuộc nhiều vào tình hình bên ngoài biên giới quốc gia. Trong điều kiện nguồn lực trong nước có hạn thì ưu tiên hàng đầu là sử dụng hiệu quả các nguồn lực có sẵn, tránh thất thoát, lãng phí. Việc để thất thoát, lãng phí không những dẫn đến đình trệ phát triển mà có thể dẫn đến mất lòng tin trong dân. Bài học kinh nghiệm lớn nhất từ khi dịch Covid xảy ra là sự đồng thuận và tin tưởng của người dân vào quyết sách của Chính phủ, do vậy chính quyền trung ương cũng như địa phương cần phải hành động để duy trì lòng tin này.
Giải pháp về việc làm cho lao động di cư cần có chiến lược cụ thể. Kinh tế đường phố một mặt là giải pháp việc làm, sinh kế cho một bộ phần lớn lao động không có tay nghề, trình độ ở nông thôn di cư ra đường phố nhưng cần có sự quy hoạch, quản lý để một mặt ổn định an ninh trật tự, mặt khác đảm bảo đời sống an sinh cho người lao động. Mặc khác, ở các vùng nông thôn,
32
cần có chiến lược đào tạo nghề phù hợp, có điểm đích cho người lao động của địa phương. Muốn làm được như vậy, chương trình đào tạo nghề nông thôn cần phải tính toán, đánh giá được được số lao động có nhu cầu di cư để tư vấn và định hướng phù hợp. Việc đào tạo nghề không chỉ tập trung vào nội dung công việc mà cần trang bị thêm các kiến thức về sinh hoạt, kỹ năng sinh tồn và chuyển đổi nghề nghiệp ở thành phố.
Những lao động tự do, nhất là lao động không có khai báo tạm trú hiện không được hưởng các dịch vụ an sinh xã hội theo quy định của nhà nước. Câu chuyện cũng đặt ra vấn đề về quản lý khai báo cư trú của các tỉnh thành hiện chưa đồng bộ, nơi đi và nơi đến đều chưa thể liên thông để quản lý người di cư. Đề án bỏ hộ khẩu và đăng ký thẻ căn cước gắn chip đã được thông qua nhưng với lộ trình 5 năm để xây dựng cơ sở hạ tầng thì việc quản lý hiện vẫn đặt nặng trên vai chính quyền nơi đến. Do vậy, chính quyền nơi đến cần có sự quan tâm, sát sao hơn trong việc hỗ trợ người di cư ổn định đời sống và hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp. Các trạm y tế địa phương nên mở rộng cửa đối với những đối tượng không đăng ký tạm trú, tạm vắng với các dịch vụ tư vấn tế. Đồng thời, cần tuyên truyền để người lao động biết cách chăm sóc và bảo vệ sự khỏe của mình, để họ không ngại tìm đến các dịch vụ y tế công ích tại địa phương đến.
Huy động sự chung tay của cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh là thành công lớn của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là việc nâng cao tinh thần chia sẻ khó khăn, đoàn kết cộng đồng, tương thân tương ái đã phát huy tác dụng tích cực cho cuộc chiến chống dịch. Trong bối cảnh dịch bệnh, kinh tế suy giảm, thất nghiệp gia tăng và phát sinh nhiều vấn đề xã hội, việc phát huy hơn nữa tinh thần đó thông qua việc tạo điều kiện cho các tổ chức cộng đồng được hoạt động là rất cần thiết. Những tổ chức này không chỉ có vai trò gây quỹ cộng đồng ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn, tích cực trong việc tăng cường sự tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau và cùng nhau tạo ra sự thay đổi và phục hồi sinh kế cho người yếu thế sau khi dịch đi qua.
33
TIỂU KẾT CHƯƠNG III
Trong chương III, em đã nêu lên được các biện pháp ngắn hạn và dài hạn để khắc phục được tình trạng ảnh hưởng của đại dịch COVID19 tới lao động nữ di cư khu vực không chính thức, từ đó có thể triển khai và nắm bắt đảm bảo cho năng suất lao động của nguồn lực này được đảm bảo ổn định và phát triển.
KẾT LUẬN
Đại dịch Covid-19 khiến thị trường lao động Việt Nam gặp nhiều sóng gió với hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực do mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Lần đầu tiên trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về số người tham gia thị trường lao động và số người có việc làm. Thu nhập bình quân của người lao động cũng theo đó bị thâm hụt. Các chỉ tiêu về tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức đều tăng cao trái ngược hẳn với xu thế giảm trong các năm gần đây. Tuy nhiên, với quyết tâm của Chính phủ và sự đồng lòng gắng sức của nhân dân, tình hình lao động việc làm trong những tháng cuối năm 2021 đã được cải thiện đáng kể. Kết quả này góp phần vừa thực hiện mục tiêu phòng chống dịch vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước.
Kết quả Điều tra lao động việc làm các quý năm 2021 cho thấy dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến người lao động, đặc biệt là lao động nữ di cư trong khu vực phi chính thức trong việc tham gia thị trường lao động và tạo thu nhập từ việc làm. Với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là biến thể mới của vi rút gây mức độ lây lan nhanh chóng như hiện nay, dự báo ảnh hưởng của dịch tới đời sống và sản xuất sẽ rất khó lường trong thời gian tới. Để chủ động ứng phó, thích ứng với diễn biến của tình hình dịch để vừa kiểm soát dịch vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh, cần thực hiện đồng bộ các chính sách, trong đó:
34
Một là, tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời nhằm kích thích nền kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng lao động nói chung và nguồn lao động nữ di cư khu vực không chính thức nói riêng. Những biện pháp này không chỉ giúp các doanh nghiệp và người lao động thoát khỏi nguy cơ phá sản, mất việc và giảm thu nhập mà còn tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Hai là, tích cực triển khai các gói hỗ trợ đặc thù, đa dạng hóa các hình thức trợ cấp, mở rộng các chương trình đào tạo hướng nghiệp phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là lao động nữ, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động phi chính thức nhằm ổn định an sinh xã hội, tạo động lực cho người lao động làm việc, góp sức vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.
Ba là, thị trường lao động Việt Nam có khoảng 75% lao động không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Đây là hạn chế lớn của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch vẫn đang lan rộng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Chất lượng nguồn lao động chưa cao sẽ là rào cản ngăn cách cơ hội thích ứng và bắt kịp với các xu hướng công nghệ mới, các phương thức kinh doanh mới của thế giới. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tích cực đổi mới, triển khai các chính sách đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế.