Việc thực hiện pháp luật về bồi thường GPMB thu hồi đất trên địa bàn quận Đống Đa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội (Trang 61 - 66)

- Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất ở TP Thanh Hóa

2.2.2 Việc thực hiện pháp luật về bồi thường GPMB thu hồi đất trên địa bàn quận Đống Đa

địa bàn quận Đống Đa

Thực hiện pháp luật về thu hồi đất là một quá trình áp dụng trình tự, thủ tục về thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với chủ sử dụng đất và người bị thu hồi đất. Các căn cứ pháp lý này chủ yếu thực hiện là các văn bản của cơ quan nhà nước ở cấp Trung ương và các văn bản của UBND thành phố Hà Nội.

Trên cơ sở qui định thẩm quyền giao đất, cho thuê đất tại Điều 37, Điều 44 Luật Đất đai 2003 qui định thẩm quyền thu hồi đất nói chung như sau:

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân tổ chức nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam.

- Ủy ban nhân dân quận Đống Đa quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở trên địa bàn quận.

60

giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài mà trên khu đất bị thu hồi có hộ gia đình, cá nhân sử dụng hoặc có cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng thì Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định thu toàn bộ diện tích đất. Căn cứ vào quyết định thu hồi toàn bộ diện tích đất của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Ủy ban nhân dân quận Đống Đa quyết định thu hồi diện tích đất cụ thể đối với từng cá nhân. (khoản 2 Điều 31 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai).

* Trình tự, thủ tục thu hồi đất

Việc chuyển dịch quyền sử dụng đất không mong muốn từ phía người sử dụng đất sang Nhà nước là trình tự, thủ tục thu hồi đất, cách thức này thể hiện tính cụ thể, minh bạch của một quy trình pháp lý, là chuẩn mực để thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên, thể hiện sự dân chủ giữa Nhà nước, người dân bị thu hồi đất và chủ đầu tư.

Mặc dù thu hồi đất gắn với bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định từ Luật Đất đai năm 1993, song phải đến Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì trình tự, thủ tục về thu hồi đất mới được quy định chi tiết. Ngoài khoản 2 Điều 39 Luật Đất đai năm 2003 và Điều 130 Nghị định 181/2004/NĐ-CP quy định khái quát về trình tự, thủ tục thu hồi đất, phải đến Nghị định 184/2007/NĐ-CP mới được quy định chi tiết với trình tự, thủ tục thu hồi đất.

Về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng được thực hiện tại quận Đống Đa chia 4 bước sau đây:

Bước 1: Giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi đất

Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 69/2009/NĐ-CP, đây là giai đoạn giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi đất được thực hiện như sau:

61

tư nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ về đầu tư tại địa phương. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan đến dự án đầu tư .

Hai là, Ủy ban nhân dân cấp quận ra thông báo thu hồi đất ngay sau khi

giới thiệu địa điểm đầu tư; trường hợp thu hồi đất theo quy hoạch thì thực hiện thông báo sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố. Thông báo thu hồi đất được thực hiện trên phương tiện thông tin đại chúng và được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân các phường nơi có đất và tại địa điểm sinh hoạt của khu dân cư có đất bị thu hồi. Việc thông báo thu hồi đất nhằm mục đích cho người dân biết trước được chủ trương của Nhà nước về thu hồi đất sử dụng vào mục đích gì, phương án di chuyển để ổn định đời sống của người dân có đất bị thu hồi.

Ba là, Chủ tịch UBND quận Đống Đa thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Chủ tịch UBND các phường có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư phổ biến kế hoạch khảo sát, đo đạc cho người sử dụng đất trong khu vực dự án và yêu cầu người sử dụng đất tạo điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện việc khảo sát, điều tra, đo đạc xác định diện tích đất để lập dự án đầu tư.

Thời gian thực hiện đo đạc lập bản đồ khu đất, thông báo thu hồi đất, thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không quá 30 ngày kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận hợp lệ. Việc làm này có ý nghĩa quan trọng đối với chủ đầu tư, giúp họ thực hiện các thủ tục một cách nhanh chóng, đảm bảo cho dự án thực hiện đúng tiến độ, không kéo dài sẽ gây thiệt hại cho chủ đầu tư. Bên cạnh đó, việc thực hiện tối đa 30 ngày có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực thi nhiệm vụ quyền hạn của mình.

62

cư. Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định phương án tổng thể được lập và phê duyệt cùng với dự án đầu tư. Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (ban bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) chỉ phải lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngay sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp nhận. Sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp nhận, tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Để đảm bảo tính khả thi, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải đảm bảo đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 69/2009/NĐ-CP. Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chỉ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện trên thực tế sau khi được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân các phường và tại điểm công cộng của khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để tiếp nhận ý kiến của những người bị thu hồi đất. Việc niên yết phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian 20 ngày liên tục, được lập thành biên bản có xác nhận của Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận tổ quốc các phường và đại diện của người bị thu hồi đất. Tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập báo cáo tiếp nhận ý kiến đóng góp và phân tích các ý kiến, hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và gửi về phòng tài nguyên và môi trường quận để thẩm định. Trong trường hợp có nhiều ý kiến không tán thành thì ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cần giải thích rõ và xem xét điều chỉnh trước khi chuyển phòng tài nguyên và môi trường thẩm định.

Quy trình về công khai và tổ chức lấy ý kiến đóng góp về phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng được pháp luật quy định cụ thể, chi tiết và chặt chẽ. Đảm bảo quyền dân chủ của người dân trong việc đề đạt nguyện vọng chính đáng, quyền được tham gia, được bàn, được giám sát công việc thu hồi đất. Đồng thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và kể cả sự phản đối của người dân về phương án mà mình lập ra để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

63

Quy định này được tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả trên thực tế sẽ giải quyết được hài hòa quyền lợi giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người dân bị thu hồi đất

Bước 3: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giao đất và cho thuê đất.

Sau khi phòng tài nguyên và môi trường cùng với các cơ quan khác có liên quan tiến hành thẩm định phương án và chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất trình UBND quận ra quyết định thu hồi đất theo thẩm quyền. Sau khi phương án thu hồi đất đã được phê duyệt thì ban bồi thường và GPMB phối hợp với UBND các phường phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi. Khi người có đất bị thu hồi nhận xong tiền thanh toán bồi thường trong thời hạn 20 ngày, người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất đã bị thu hồi cho tổ chức thực hiện bồi thường. Việc bồi thường được thực hiện theo tiến độ thì chủ đầu tư được nhận bàn giao phần diện tích mặt bằng đã thực hiện xong việc bồi thường, để tiến hành triển khai dự án của mình.

Bước 4: Cưỡng chế thu hồi đất

Nếu người sử dụng đất không tự nguyện giao lại đất cho Nhà nước thì sẽ phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi.

Cưỡng chế thu hồi đất là biện pháp hành chính mang tính chất cứng rắn được áp dụng đối với những người bị thu hồi đất cho dù họ có muốn hay không muốn. Đây cũng không phải là biện pháp mà cơ quan nhà nước mong muốn thực hiện. Tuy vậy, để đảm bảo lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư, trong trường hợp người dân cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất thì Nhà nước buộc phải thực thi việc cưỡng chế đối với người có đất bị thu hồi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất trên địa bàn quận đống đa thành phố hà nội (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)