Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
3.3.1. Tính tất yếu khách quan của việc nâng cao chất lượng hoạt
động của Thanh tra huyện Buôn Đôn
Thứ nhất, tình hình kinh tế - xã hội huyện Buôn Đôn hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, thách thức nhƣ: Nền kinh tế của huyện tăng trƣởng chậm, quy mô sản xuất nhỏ lẻ; là huyện nông nghiệp nhƣng đất đai cằn cõi, đời sống của một bộ phận nhân dân rất khó khăn do thiếu đất sản xuất; tranh chấp, khiếu kiện trong nội bộ nhân dân và giữa nhân dân với các công ty thủy điện
trên địa bàn chƣa có dấu hiệu dừng lại, đang còn diễn biến phức tạp; tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, thiếu việc làm cho lao động nông thôn, đền bù giải tỏa… đang là những bức xúc trong nhân nhân.
Thứ hai, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện mặc d đã đƣợc giữ vững ổn định, nhƣng vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố có
94
thể gây bất ổn; “An ninh nông thôn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; tội phạm hình sự, tai nạn giao thông và tai, tệ nạn xã hội còn xảy ra nhiều” [10, tr.12].
Thứ ba, hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tuy đã đƣơc củng cố, kiện toàn, nhƣng chất lƣợng, hiệu quả hoạt động chƣa cao, nhất là ở các xã.
“Hiệu lực, hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của ủy ban nhân dân các cấp trên một số lĩnh vực chưa cao. Công tác tham mưu quản lý nhà nước của một sốphòng ban, đơn vị còn nhiều bất cập. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính tuy có chuyển biến, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, vẫn còn tình trạng gây phiền hà cho nhân dân” [10, tr.13]
Thứ tƣ, “một bộ phận cán bộ đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, thiếu tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng không nghiêm, dẫn đến vi phạm phải thi hành kỷ luật” [10, tr.13].
Thứ năm, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách của không ít cán bộ, công chức, viên chức chƣa tốt, còn vi phạm trong hoạt động chi tiêu, sử dụng ngân sách Nhà nƣớc,…
Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn trong
những năm qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm; hiệu lực, hiệu quả
hoạt động thanh tra chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu góp phần quan trọng trong quản lý nhà nƣớc. “Công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có lúc chưa kịp thời, không dứt điểm, còn biểu hiện đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; trong quá trình giải quyết một số vụ việc chưa chú trọng đối thoại với nhân dân, kết luận và kiến nghị thiếu tính khả thi, chỉ đạo thực hiện kết luận sau thanh tra chưa nghiêm túc” [10, tr.12].
Xuất phát từ thực trạng nêu trên và từ vị trí, vai trò của Thanh tra cấp huyện, nên việc nâng cao chất lƣợng hoạt động của Thanh tra huyện Buôn
95
Đôn để đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay là một đòi
hỏi có tính tất yếu khách quan.
3.3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Thanh tra
huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
3.3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và chính quyền huyện Buôn Đôn đối với Thanh tra huyện
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “Thanh tra là tai mắt của trên”. “Trên” trong cụm từ “tai mắt của trên” đƣợc hiểu là lãnh đạo tổ
chức đảng các cấp, lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp. “Trên” là chủ
thể lãnh đạo, chủ thể quản lý. “Thanh tra đóng vai trò như một bộ phận cấu thành công tác lãnh đạo, một bộ phận hợp thành công tác quản lý nhà nước, thu nhận và xử lý thông tin phản hồi phục vụ chủ thể lãnh đạo, quản lý” [42, tr.22]. Do vậy, trong hoạt động của mình Thanh tra rất cần sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành, định hƣớng của lãnh
đạo cơ quan quản lý nhà nƣớc cùng cấp. Thanh tra huyện Buôn Đôn cũng
vậy, để tổ chức và hoạt động tốt, đảm bảo có hiệu lực, hiệu quả, rất cần sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, sự định hƣớng, điều hành đúng đắn của Ủy ban nhân dân huyện, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động thanh tra đúng định hƣớng, phù hợp với tình hình thực tiễn ởđịa phƣơng.
Tăng cƣờng sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và chính quyền huyện đối với Thanh tra huyện là yêu cầu khách quan, thiết yếu. Để lãnh đạo, chỉ đạo tốt, cấp ủy huyện cần có nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và chính quyền huyện đối với hoạt động thanh tra của Thanh tra huyện chỉmang tính định hƣớng chung, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thanh tra, không can thiệp quá sâu vào
96
hoạt động thanh tra của cơ quan Thanh tra huyện. Vì mặc dù Thanh tra cấp huyện là cơ quan tham mƣu, giúp việc cho thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà
nƣớc cấp huyện, nhƣng trong hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật. Khoản 1 Điều 7 Luật Thanh tra 2010 quy định nguyên tắc hoạt động thanh tra
là “Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời” [28, tr.10].
3.3.2.2. Đổi mới việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên cơ quan Thanh tra huyện
Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra huyện Buôn Đôn đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Cán bộ thanh tra nếu chỉ có chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức thì vẫn chƣa đủ, mà đòi hỏi cán bộ thanh tra còn phải có bản lĩnh nghề nghiệp, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau, phải có năng lực phân tích, tổng hợp vấn đề, có khả năng phối hợp tốt trong công tác, cũng nhƣ có thể độc lập trong nghiên cứu và tiến hành thực thi nhiệm vụ. Ngoài ra, cán bộ thanh tra phải thƣờng xuyên cập nhật và nắm vững chủ trƣơng của Đảng, những chính sách, pháp luật mới trên tất cả các lĩnh vực, có kiến thức và ứng dụng đƣợc khoa học công nghệ trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng.
Với những đòi hỏi mang tính khách quan này, đội ngũ cán bộ, thanh tra viên trong hệ thống Thanh tra nhà nƣớc nói chung, đội ngũ cán bộ, thanh tra viên của Thanh tra huyện Buôn Đôn nói riêng còn rất nhiều hạn chế, thiếu về số lƣợng và hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, chƣa đáp ứng đƣợc mục đích, yêu cầu của hoạt động thanh tra hành chính. Do vậy, để đáp ứng các yêu cầu của việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, thanh tra viên cần
97
phải làm tốt việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, thanh tra viên theo hƣớng sau:
Thứ nhất, quan tâm làm tốt khâu tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức làm việc ở cơ quan thanh tra.
Việc tuyển dụng ngƣời vào cơ quan thanh tra nên chọn phƣơng thức điều động cán bộ, công chức (đủ tiêu chuẩn về văn bằng, chứng chỉ, có trình độ, năng lực công tác tốt) đã có nhiều năm công tác ở các cơ quan đơn vị khác nhƣ Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, phòng Tài chính và Kế hoạch, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, phòng Tƣ pháp huyện…, hạn chế tuyển dụng sinh
viên mới ra trƣờng vào cơ quan thanh tra, vì số lƣợng cán bộ cơ quan Thanh tra huyện rất ít, nên đòi hỏi mọi cán bộ, cho d mới đƣợc tuyển dụng, điều động hay bổ nhiệm đều đòi hỏi phải đảm đƣơng công việc đƣợc ngay, trong khi đó chắc chắn cán bộ đƣợc tuyển dụng là sinh viên mới ra trƣờng sẽ phải mất vài năm để tiếp cận, để làm quen với công việc. Thực tiễn Thanh tra huyện Buôn Đôn đã từng xảy ra trƣờng hợp c ng một thời điểm có 02 cán bộ đƣợc tuyển dụng là sinh viên mới tốt nghiệp đại học, nên đã ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thanh tra huyện.
Thứ hai, nâng cao trình độ, nghiệp vụ của cán bộ, công chức thanh tra.
Trình độ và nghiệp vụ của cán bộ, công chức thanh tra có ảnh hƣớng lớn đến hiệu quả hoạt động thanh tra. Nếu trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ cán
bộ, công chức này cao thì góp phần quan trọng có tính quyết định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra. Ngƣợc lại, nếu trình độ, nghiệp vụ của
đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra thấp thì làm cho hiệu quả hoạt động
thanh tra không đạt đƣợc mục đích. Vì vậy, nâng cao trình độ, nghiệp vụ của cán bộ, công chức thực hiện thanh tra là một giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra.
98
Nâng cao trình độ, nghiệp vụ của cán bộ, công chức thực hiện thanh tra cần đƣợc sự quan tâm của cả hai phía: nhà nƣớc và cán bộ, công chức thực hiện thanh tra. Cấp ủy, chính quyền huyện cần quan tâm nhiều hơn nữa việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ thanh tra dƣới nhiều hình thức khác nhau: Ngắn hạn, dài hạn. Trong đó cần quan tâm đào tạo và bồi dƣỡng các kiến thức tổng hợp và chuyên sâu ở một số ngành, lĩnh vực, những phƣơng pháp, kỹ năng “mềm” cho đội ngũ cán bộ, thanh tra viên. Thực tế ở huyện Buôn Đôn, việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ thanh tra mới chỉ chú trọng đến việc bồi dƣỡng kiến thức pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và nghiệp vụ về hoạt động thanh tra, chứ chƣa chú trọng đến việc cử cán bộ thanh tra đi đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, tự mỗi cán bộ, công chức thanh tra phải luôn luôn tự nâng cao trình
độ của bản thân mình về chuyên môn đã đƣợc đào tạo và không ngừng học hỏi, lĩnh hội kiến thức chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác thì mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra.
Thứ ba, kiện toàn đội ngũ cán bộ cơ quan Thanh tra, trong đó trƣớc hết tăng thêm biên chế cho Thanh tra huyện từ 01 đến 02 ngƣời so với hiện nay, đảm bảo đáp ứng đƣợc mục tiêu của Chiến lƣợc phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2015, đó là
“Xây dựng ngành Thanh tra, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế” [39, tr.3].
Thực tế đội ngũ cán bộ Thanh tra huyện hiện nay tuy đều có trình độ chuyên môn đảm bảo quy định, song sự am hiểu về nghiệp vụ thanh tra, về kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo còn rất hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu
99
nhiệm vụ. C ng với việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên, Ủy ban nhân dân huyện cần phải tăng biên chế cho cơ quan
Thanh tra huyện, vì với số lƣợng biên chế hiện nay không thể thực hiện đầy
đủ và hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao trên tất cả các lĩnh vực công tác của ngành Thanh tra.
Thứ tƣ, nâng cao đạo đức và trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức Thanh tra huyện
Bên cạnh trình độ và nghiệp vụ, cán bộ công chức thực hiện thanh tra cần phải có đạo đức và trách nhiệm công vụ để định hƣớng lƣơng tâm, hành
vi khi thực hiện nhiệm vụ. Nếu cán bộ, công chức thực hiện thanh tra không
có đạo đức và tinh thần trách nhiệm thấp thì rất dễ thực hiện những hành vi bị
pháp luật ngăn cấm nhƣ: sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tƣợng thanh tra; cố ý kết luận sai sự thật; bao che cho ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật...Vì vậy, nâng cao đạo đức và trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức thực hiện thanh tra là một giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt
động thanh tra.
Để thực hiện điều này, về phía Nhà nƣớc cần thƣờng xuyên tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức thực hiện thanh tra về những hành vi bịngăn cấm, những hành vi cần phải thực hiện đúng đắn và có hiệu quả; đồng thời nhà nƣớc cũng cần xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật và thiếu trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ của cán bộ, công chức thực hiện thanh tra. Về phía cán bộ, công chức thực hiện thanh tra cần tự rèn luyện bản thân đểnâng cao đạo đức và trách nhiệm công vụ.
Thứ năm, tăng cƣờng kiểm tra giám sát cán bộ làm thanh tra và các đoàn thanh tra, xử lý nghiêm minh cán bộ thanh tra vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi công vụ.
100
Mặc dù trong những năm gần đây, Thanh tra huyện không có cán bộ, công chức nào vi phạm phải bị xử lý kỷ luật, nhƣng trong tình hình hiện nay khi mà những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng, mang lại sự coi trọng vật chất, coi trọng đồng tiền dẫn đến sự tha hóa về đạo đức, trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức, thanh tra viên, tạo ra sự móc ngoặc, thông đồng, lơ là trong hoạt động công vụ với mục đích trục lợi, đặc biệt là nạn hối lộ, tham nhũng thì việc tăng cƣờng kiểm tra, giám sát cán bộ làm thanh tra, các đoàn thanh tra là nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm của cán bộ thanh tra, đồng thời cũng kịp thời phát hiện sai phạm của cán bộthanh tra để chấn chỉnh, xử lý.
3.3.2.3. Đổi mới hoạt động của Thanh tra huyện
Từ thực tiễn Thanh tra huyện Buôn Đôn hiện nay còn rất nhiều hạn chế
trong hoạt động. Do vậy, đổi mới hoạt động của Thanh tra huyện là rất cần thiết, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thanh tra. Việc đổi mới cần tập trung theo những hƣớng sau:
Thứ nhất, tập trung mạnh vào việc thực hiện chức năng giám sát hành
chính, thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Trƣởng phòng, các Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Thông qua hoạt động thanh tra nhằm xác định trách nhiệm của thủtrƣởng cơ quan quản lý cấp xã trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ; xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc để xảy ra các sai phạm; phát hiện sơ hở trong chính sách, yếu kém trong quản lý, từ đó
có kiến nghị, sửa đổi, bổ sung hoặc khắc phục.
Thứ hai, xây dựng kế hoạch và tiến hành thanh tra cần có trọng tâm, trọng điểm, xác định nội dung, đối tƣợng chính xác, tập trung vào những vấn
đề nổi cộm, bức xúc đƣợc dƣ luận xã hội quan tâm để vừa góp phần làm ổn
101
khiếu nại, tố cáo cần tăng cƣờng đối thoại với nhân dân, lắng nghe các kiến nghị, phản ánh của công dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của dân phải kịp thời, đúng pháp luật và phải thực sự công tâm.
Thứ ba, việc thành lập Đoàn Thanh tra, đặc biệt là Trƣởng Đoàn phải lựa chọn ngƣời có đủnăng lực và có chuyên môn về nội dung thanh tra. Hoạt
động của Đoàn thanh tra phải đảm bảo các nguyên tắc trong hoạt động thanh