Phương pháp SCE (Shuffled Complex Evolution)

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu xây dựng mô hình thủy văn thông số tập trung trong dự báo lũ cho các lưu vực sông ở việt nam (Trang 38 - 39)

M Ở ĐẦU

2.7 Phương pháp SCE (Shuffled Complex Evolution)

Phương pháp SCE được xây dựng dựa trên: sự kết hợp giữa phương pháp

Downhill Simplex của Neader Mead (1956) với các khái niệm của phương pháp tìm

kiếm ngẫu nhiên có kiểm soát (Price, 1987); sự xáo trộn cạnh tranh (Holland, 1975); xáo trộn các phức hợp. Phương pháp này giúp có thể giải nhanh và tránh được các bẫy của tối ưu địa phương, phù hợp để giải các bài toán quy hoạch phi tuyến phức tạp. Qua một số nghiên cứu (Duan và cộng sự 1992, 1993, 1994, Giha Lee, Yasuto Tachikawa và Kaoru Takara 2006, …) cho thấy phương pháp này có tính ổn định và hội tụ rất tốt.

Phương pháp SCE được khởi tạo bằng cách chọn các tham sốpm với p là số

phức hợp, m là sốđiểm trong mỗi phức hợp. Không gian mẫu s là mẫu lấy ngẫu nhiên trong không gian khả thi của thông số sử dụng một phân phối xác suất thống nhất và tính toán giá trị hàm mục tiêu tại mỗi điểm đó.

Sau đó, các điểm trong s đều được sắp xếp theo thứ tự giá trị của hàm mục tiêu tốt dần. Các điểm này sẽđược chia thành p phức hợp, mỗi phức hợp gồm mđiểm. Mỗi phức hợp sẽ tiến hóa theo một cách độc lập theo phương pháp Downhill Simplex. Bước tiếp theo, xáo trộn, kết hợp các điểm trong các phức hợp đã phát triển thành một tập mẫu mới dựa trên thông tin của tập mẫu ban đầu. Sự phát triển và xáo trộn này sẽđược lặp đi lặp lại cho tới khi nào các tiêu chí hội tụđược thỏa mãn.

CHƯƠNG III

XÂY DỰNG PHẦN MỀM DỰ BÁO LŨ BẰNG MÔ HÌNH THỦY VĂN THÔNG SỐ TẬP TRUNG CÓ SỬ DỤNG

PHƯƠNG PHÁP ƯỚC TÍNH THÔNG SỐ TỐI ƯU 3.1 Sơ đồ khối mô hình Nielsen-Hansen

Một phần của tài liệu Báo cáo nghiên cứu xây dựng mô hình thủy văn thông số tập trung trong dự báo lũ cho các lưu vực sông ở việt nam (Trang 38 - 39)