Nghiên cứu về học thuyết lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao cơ bản, các nhà khoa học Liên Xô (cũ) đã xây dựng phương pháp luật để xác định các chuẩn mực cần thiết về trình độ tập luyện thể lực toàn diện của VĐV thuộc các lứa tuổi và trình độ chuyên môn khác nhau. Các biểu chuẩn mực về trình độ tập luyện thể lực và các hệ số tương quan đã được soạn thảo. Nội dung kiểm tra tổng hợp có những đặc điểm tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động thể thao [1], [7], [72].
Trong các môn thể thao có chu kỳ, kiểm tra tổng hợp được dựa trên việc xác định các chỉ số có tương quan chặt chẽ với thành tích thể thao, được
thực hiện bằng các phương pháp kiểm tra sư phạm, sinh hoá và chức năng. Trong các môn thể thao có chu kỳ, trước hết cần xác định sức bền chung và chuyên môn, trình độ tập luyện về tốc độ, sức mạnh tốc độ và sức mạnh của VĐV. Mục đích này cần áp dụng các hệ thống thử nghiệm về các mặt khác nhau của trình độ tập luyện ở VĐV trẻ, các phương pháp xác định khả năng hoạt động chung và chuyên môn, theo dõi về tâm - sinh lý [96], [97].
Trong các môn thể thao sức mạnh - tốc độ, việc kiểm tra tổng hợp nhằm làm rõ các dấu hiệu hình thái - chức năng; các đặc điểm hoạt động thần kinh cao cấp và sự thể hiện các phẩm chất cá nhân; xác định trình độ tập luyện thể lực, kỹ thuật của các VĐV trẻ, mức độ phát triển các khả năng phối hợp của chúng. Cần sử dụng rộng rãi các thử nghiệm sư phạm (test), quan sát sư phạm, các phương pháp nghiên cứu y sinh học. Ở những môn thể thao phức tạp về kỹ thuật, trong quá trình đánh giá tổng hợp nên đưa vào các thang điểm chuẩn có khả năng hợp nhất các chỉ tiêu có chỉ số đo khác nhau (kg, cm, số lần...). Lúc này cần chuyển đổi các kết quả thực hiện bài tập bất kỳ nào đó thành điểm
[85], [86], [87].
Trong các môn bóng mục tiêu của đánh giá tổng hợp là thu nhận những số liệu về trình độ tập luyện kỹ - chiến thuật, thể lực, tâm lý, về các khả năng chức năng cơ thể của VĐV trẻ. Trong những môn thể thao này, trước hết cần đánh giá mức độ phát triển sức nhanh, sức bền chung và chuyên môn, các tố chất sức mạnh - tốc độ, khả năng khéo léo, trình độ thực hiện điêu luyện kỹ -
chiến thuật. Nhằm mục đích, tiến hành quan sát sư phạm, sử dụng phương pháp đánh giá của chuyên gia, ghi tốc ký các chỉ số thi đấu, các thử nghiệm (test) nhằm xác định các mặt khác nhau của trình độ tập luyện ở VĐV, các phương
pháp theo dõi tâm lý [94], [96].
Theo V.P. Philin phạm vi lứa tuổi bắt đầu giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu ở môn bóng rổ, bóng chuyền là lứa tuổi 11 – 12 [50]. Ron Ekker (2013) đã phân chia các giai đoạn đào tạo VĐV bóng rổ. Tác giả xác định
những điểm nhấn mạnh ở 4 giai đoạn khác nhau. Theo Portnova thì huấn luyện chuyên môn hoá ban đầu được tiến hành từ 11 –13 tuổi với tổng số giờ là 416 giờ (lý thuyết: 18; thể lực chung: 126; thể lực chuyên môn: 65; kỹ thuật: 100; chiến thuật: 52; phối hợp kỹ - chiến thuật: 34; kiểm tra –đánh giá:
34 [56].
Theo Thomas R., Baechle và Roger W. Earle (2000) [95] trong công trình huấn luyện sức mạnh đã chỉ rõ: Hầu hết sự kết hợp huấn luyện sức mạnh, sức nhanh và sức bền theo môn thể thao rất phức tạp, vì vậy sức mạnh trong các môn thể thao được xem như một cơ chế quan trọng trong việc thực hiện các kỹ thuật và các hoạt động vận động. Lý do để phát triển sức mạnh không chỉ để trở nên mạnh mẽ, mà mục đích chính của phát triển sức mạnh là đáp ứng được các yêu cầu đặc thù của từng môn thể thao, phát triển sức mạnh chuyên môn, nhằm phát triển thành tích vận động lên mức cao nhất có thể.
Trong hoạt động tập luyện và thi đấu bóng rổ các loại sức mạnh đặc trưng bao gồm: sức mạnh bật nhảy, sức mạnh tốc độ thời gian trung bình, sức mạnh tăng tốc và sức mạnh giảm tốc.