Đánh giá kỹ thuật ném rổ từ xa của nữ VĐV đội tuyển bóng rổ Quảng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với vận động viên nữ bóng rổ đội tuyển quảng ninh (Trang 111 - 116)

Quảng Ninh với VĐV đội tuyển quốc gia

Trên cơ sở những hình ảnh thu được từ thiết bị Simi Motion, đề tài đã tiến hành phân tích kỹ thuật của nữ VĐV đội tuyển bóng rổ Quảng Ninh với VĐV đội tuyển quốc gia trong phân tích kỹ thuật ném rổ từ xa. Kết quả so sánh được trình bày ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. So sánh các thông số kỹ thuật ném rổ từ xacủa nữVĐV Đội tuyển Quảng Ninh với VĐV Đội tuyển Quốc gia

TT Các thông số kỹ thuật Quốc giaKết quả của VĐVQuảng

Ninh Chênh lệch

1 2 3=1-2

A Góc độ (độ)

1 Góc giữa cẳng chân với đùi bên tay

ném rổ ở giai đoạn trùng gối 106.489 112.512 -6.023

2 Góc giữa cánh tay ném rổ với thân

người ở giai đoạn bóng trên trán 145.187 112.673 32.514

3 Góc giữa cánh tay ném rổ với vai ở

giai đoạn bóng trên trán 116.038 115.746 0.292

4 Góc giữa cẳng tay với cánh tay ném

rổ ở giai đoạn bóng trên trán 93.783 82.425 11.358

5 Góc giữa cánh tay ném rổ với thân

người ở giai đoạn bóng ra tay cuối cùng 156.804 161.857 -5.053

B Tốc độ (m/s)

1 Tốc độ đưa bóng từ vị trí chuẩn bị

ném rổ lên trên trán 3.801 4.952 -1.151

2 Tốc độ duỗi tay khi ném bóng 1.558 1.119 0.439

3 Tốc độ gập cổ tay ở động tác ra tay

cuối cùng 4.978 2.196 2.782

Từ kết quả thu được ở bảng 3.13 thấy, các thông số góc độ và tốc độ khi thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa giữa nữ VĐV Đội tuyển Quảng Ninh với VĐV Đội tuyển Quốc gia có sự chênh lệch.

Các thông số về góc độ:

Ở giai đoạn trùng gối, hạ thấp trọng tâm, VĐV của đội bóng rổ Quốc

gia trùng gối ít hơn so với VĐV đội tuyển bóng rổ của Quảng Ninh, thể hiện ở góc giữa đùi và cẳng chân bên tay ném của VĐV đội tuyển Quốc gia nhỏ hơn so với VĐV đội tuyểnQuảng Ninh 6.0230.

Ở giai đoạn bóng trên trán khi tay ném chưa thực hiện duỗi tay ném rổ,

ném của VĐV đội tuyển Quảng Ninh, thể hiện ở góc độ giữa cánh tay ném rổ với thân người của VĐV độ tuyểnQuốc gia cao hơn 32.5140so với của VĐV đội tuyển Quảng Ninh. Ở thời điểm này, cánh tay của VĐV đội tuyển Quốc

gia có xu hướng mở rộng hơn so với VĐV đội tuyển Quảng Ninh. Thể hiện ở góc giữa cánh tay với vai của VĐV Quốc gia là 116.0380, cao hơn của VĐV đội tuyển Quảng Ninh 0.2920. Đồng thời góc độ giữa cẳng tay và cánh tay

ném rổ ở thời điểm này của VĐV Quốc gia cũng mở rộng hơn với 93.7830 so

với của VĐV đội tuyển Quảng Ninh là 82.4250. Như vậy có thể thấy rằng, ở giai đoạn bóng trên trán, toàn bộ phần tay ném của VĐV Quốc gia đưa lên cao hơn, và góc độ duỗi của tay lớn hơn so với của VĐV đội tuyển Quảng

Ninh.

Ở giai đoạn bóng ra tay cuối cùng, góc độ ra tay của VĐV Quốc gia là 156.8040 thấp hơn 5.0530 so với của VĐV đội tuyển Quảng Ninh là 161.8570.

Điều này có thể lý giải là do, chiều cao của VĐV bóng rổ Quốc gia cao hơn, vị trí bóng ở trên trán trong giai đoạn đẩy thân người không lớn hơn. Do vậy,

góc độ bóng ra tay ném rổ nhỏ hơn so với nữ VĐVđội tuyển bóng rổ Quảng

Ninh.

Các thông số vềtốc độ:

Tốc độ đưa bóng lên trên trán của VĐV đội tuyển Quảng Ninh là

4.952m/s, chậm hơn so với VĐV đội tuyển Quốc gia là 3.801m/s ở mức chênh lệch 1.151 m/s.

Tốc độ duỗi tay khi ném bóng của VĐV đội tuyển Quảng Ninh là

1.119m/s, nhỏ hơn so với VĐV đội tuyển Quốc gia là 1.558m/s ở mức chênh lệch 0.439 m/s. Như vậy, VĐV Bóng rổ Quốc gia có tốc độ ra tay và tốc độ gập cổ tay rời bóng nhanh hơn so với VĐV đội tuyển Quảng Ninh.

Tốc độ gập cổ tay ở động tác ra tay cuối cùng của VĐV đội tuyển Quảng Ninh là 2.196m/s, nhỏ hơn so với VĐV đội tuyển Quốc gia là 4.978m/s ở mức chênh lệch 2.782 m/s.

Như vậy có thể thấy rằng, tốc độ đưa bóng từ vị trí chuẩn bị lên trán chuẩn bị ném rổ của VĐV Quốc gia chậm hơn, tuy nhiên tốc độ ra tay và gập cổ tay ném rổ nhanh hơn, tích cực hơn so với VĐV đội tuyển bóng rổ Quảng

Ninh.

Trong bóng rổ, việc bật nhảy nhanh, cao và thực hiện các động tác tay nhanh là một trong những yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả trong thi đấu, tuy vậy, nếu sử dụng lực quá lớn, tốc độ đưa tay quá nhanh cũng sẽ ảnh hưởng tới độ ổn định của kỹ thuật và hiệu quả ném rổ từ xa của VĐV. Do vậy, thực hiện kỹ thuật nhảy ném rổ từ xa trong điều kiện không có người kèm thì việc hạn chế bật nhảy, hoặc với tốc độ vừa phải gắn liền với ổn định động tác tay sẽ mang lại hiệu quả ném rổ cao hơn.

Mặc dù các thông số về quỹ đạo chuyển động vẫn thu được, tuy nhiên đề tài không đi sâu phân tích các thông số này. Kết quả hình ảnh các quỹ đạo chuyển động thu được cho thấy, VĐV Quốc gia có các quỹ đạo chuyển động của tay ổn định và đều hơn. Quỹ đạo chuyển động của cẳng và củi trỏ tay ném của VĐV Quảng Ninh hơi thu vào sát thân người, đưa bóng lên. Các quỹ đạo của đầu gối và đỉnh đầu cho thấy, VĐV bóng rổ Quảng Ninh trùng gối và hạ thấp trọng tâm sâu hơn. Điều này có ảnh hưởng nhất định tới thời gian thực hiện toàn bộ động tác ném rổ từ xa (3 điểm) của nữ VĐV đội tuyển bóng rổ Quảng Ninh.

3.2.4. Bàn luận

Sử dụng các thông số góc độ và tốc độ trong đánh giá thực hiện kỹ thuật ném rổ từxa cho nữ VĐV Đội tuyển Quảng Ninh không làm ảnh hưởng hoặc biến đổi dáng ném phù hợp của mỗi VĐV. Bởi mỗi VĐV cừ khôi đều bắt đầu với cùng một dáng người cơ bản, cho dù họ đang thực hiện cú ném phạt, hoặc một cú nhảy ném. Bằng cách vào tư thế thích hợp để ném bóng, mục tiêu của VĐV được cải thiện theo thời gian và họ có thể ném chính xác hơn từ khoảng cách xa hơn [13], [23], [33], [34].

Sử dụng các thông số góc độ và tốc độ trong đánh giá thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa cho nữ VĐV Đội tuyển Quảng Ninh không làm ảnh hưởng hoặc chi phối đến quá trình huấn luyện ném rổ từ xa. Bởi trong giai đoạn ban

đầu,để ném rổtừ xa thuầnthục, HLV thường tập trung vào việcthực hiện các

kỹthuật ném bóng chuẩnmựctừ cự ly gần.Luyệntập ném bóng từ xa có lẽ là kỹnăng cơbản quan trọng nhất trong môn bóng rổ vì những kỹthuật này phải trở nên nhuần nhuyễn trước khi bất kỳ cầu thủ có thể trở thành một mối đe dọa tấn công nguy hiểm cho đối phương. Đó cũng là lý do mà ném rổ từ xa

đòihỏisựtậpđitậplại nhiềuhơn bấtkỳkỹnăng khác.

Những phân tích về kỹ thuật bóng rổ nói chung và ném bóng từ xa nói riêng mà đề tài lựa chọn cũng phù hợp với những nhận định của tác giả Lý

Thụ Kiên (2010) [33] về phân tích chi tiết kỹ thuật ném rổ như sau:

Đặt cơ thể bạn thẳng rổ với trọng lượng dồn đều nhau trên mỗi chân và uốn cong đầu gối của bạn một chút. Nếu bạn ném bóng bằng thuận tay phải, thì chân phải của bạn nên ở phía trước của bàn chân trái một chút – không quá 5 inches (khoảng 12.7 cm), đối mặt với rổ [33]. Đưa bóng vào vị trí “cố định

và đẩy bóng lên” (lock and load). Điều này có nghĩa đưa bóng vào các ngón tay của bàn tay mà VĐV sẽ ném như người bồi bàn giữ cái khay. Sử dụng “bàn tay rời bóng” (off hand) không ngoài gì khác là một vật hướng dẫn. Uốn cong đầu gối với đầu vươn ra trên bóng. Đồng thời dùng mắt khóa mục tiêu lại. Một số cầu thủ nhắm vào mặt sau của mép rổ, những người khác tập trung vào một điểm chỉ hơn mặt trước của vành một chút. Dù lựa chọn điểm nào đều cần khóa vị trí đó lại. Dùng tay kia như một vật hướng dẫn. Nó chỉ cần cho việc các thiết lập tư thế ném và giúp cân bằng bóng ở vị trí thích hợp. Đừng cố gắng ném bóng bằng cả hai tay. Nếu tay rời bóng ở quá xa ở phía trước bóng, sẽ rất khó để ném chính xác.

Những phân tích kỹ thuật của đề tài và xác định các điểm cần quan sát không làm ảnh hưởng đến “hệ thống định vị” của VĐV [33]. Nó giúp cho

VĐV có được trạng thái sẵn sàng, đẩy bóng thẳng lên về phía rổ cho đến khi cánh tay mở rộng hoàn toàn và khuỷu tay dừng lại. Theo sau đó là gập cổ tay trong một chuyển động lượn sóng theo chiều đi xuống. Đảm bảo được khuỷu

tay ném bóng song song với thân người. Bằng cách đó cánh tay phải đi thẳng lên và xuống giúp tăng độ chính xác của VĐV khi ném rổ từ xa. Khi những

kỹ năng cơ bản này trở nên thuần thục, VĐV có thể dẫn bóng hoặc nhận đường chuyền từ đồng đội và ngay lập tức thiết lập dáng ném cơ bản mà

không cần suy nghĩ về từng động tác.

Tóm lại: Vận động viên bóng rổ muốn thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đạt 3 điểm phải thành thục đầy đủ các loại kỹ thuật trong bóng rổ, và phải được HLV lựa chọn để huấn luyện riêng trong số ít VĐV của toàn đội bóng. Kỹ thuật bóng rổ khá phức tạp, thông thường phân thành 5 loại chính: kỹ thuật dẫn bóng, kỹ thuật chuyền và tiếp nhận bóng (bắt bóng), kỹ thuật ném rổ, kỹ thuật tranh bóng bật bảng, kỹ thuật trung phong. Trong mỗi lại kỹ thuật này lại phân ra nhiều loại kỹ thuật khác nhau. Chẳng hạn, kỹ thuật chuyền và tiếp nhận bóng có cả kỹ thuật di chuyển không bóng để nhận bóng. Mỗi loại kỹ thuật lại có các bài tập huấn luyện riêng. Ngay kỹ thuật ném rổ đạt 3 điểm trong hệ thống kỹ thuật ném rổ cũng có rất nhiều bài tập huấn luyện riêng. Tuy nhiên, khi phân tích và đánh giá kỹ thuật cần thiết phải dựa trên các thông số thu được từ các công cụ chuyên dụng như công nghệ Simi Motion.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ hệ thống hóa các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ thực hiện kỹ thuật ném rổ từ xa đối với vận động viên nữ bóng rổ đội tuyển quảng ninh (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)