Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Luận án đối ngoại quốc phòng của cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong chiến lược bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay (Trang 44)

1.2.1. Tình hình thế giới, hu vực và trong nước

1.2.1.1. Bố ảnh thế g ớ , h ự

Sau khi Lào giành độc lập, tình hình quốc tế có những chuyển biến phức tạp, hệ thống các nước XHCN, như là Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ, dẫn đến khủng hoảng từ thập niên 80 thế kỷ XX… Các thế lực thù địch trong nước và bên ngoài câu kết, tìm cách chia rẽ Lào với Việt Nam, Việt Nam với Lào. Đặc biệt, sau khi quân đội và chuyên gia Việt Nam rút về nước đầu năm 1976 theo thỏa thuận giữa hai Đảng và Chính phủ hai nước, các thế lực phản động trong nước Lào, với sự hỗ trợ của các thế lực thù địch quốc tế, đã hoạt động nổi dậy ở nhiều nơi, gây nên những nguy cơ bất ổn về an ninh chính trị của Lào [3, tr. 33]. Cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, hệ thống các nước XHCN bị tan rã (1991), Lào bị cô lập về kinh tế do chính sách cấm vận của , dẫn tới nền kinh tế gặp khó khăn, không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, lạm phát tăng cao cộng với việc điều chỉnh kinh tế vĩ mô chậm được đổi mới để phù hợp với tình hình thực tế do mất dần sự hỗ trợ từ Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu. Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình quốc tế có đặc điểm là thế giới 2 cực bị phá vỡ, mô hình đa cực chưa hình thành, kinh tế khu vực rơi vào khủng hoảng tài chính tiền tệ (bắt đầu tại Thái Lan từ năm 1997). Vào thời điểm này, Lào rất cần sự giúp đỡ, viện trợ từ các nước XHCN, nhưng thời điểm này các nước XHCN trên thế giới thực hiện cơ chế cũ cũng đang lâm vào trì trệ, khủng hoảng. Tác động tiêu cực của phong trào cách mạng thế giới nói chung và của các nước XHCN nói riêng đã trở thành yếu tố bất lợi cho cách mạng Lào [12, tr. 576].

Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, đa dạng, đa hình thức, xuất hiện nhiều xu hướng tiêu cực và tác động không nhỏ đến các mối quan hệ quốc tế, có nguy cơ đe dọa đến môi trường hòa bình, ổn định và phát triển trên phạm vi toàn cầu. Cạnh tranh-hợp tác-thỏa hiệp giữa các nước diễn ra đan xen, phức tạp hơn trong từng vấn đề. ẫu thuẫn, cọ sát chiến lược giữa các nước lớn, các trung tâm quyền lực có chiều hướng nổi trội hơn. Đáng chú ý, yếu tố cạnh tranh giữa mục tiêu chiến lược của các nước lớn ngày càng gay gắt và lấn át mặt hợp tác, tiềm ẩn nguy cơ va chạm chiến lược ở mức cao. Chiến tranh Lạnh kết thúc, Tiểu vùng ê Công trở thành một khu vực địa kinh tế, địa chính trị quan trọng ở khu vực ĐNÁ, là mục tiêu hợp tác lý tưởng đối với các cường quốc. Môi trường an ninh khu vực còn bất ổn như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên; cuộc chiến sắc tộc và tôn giáo; khủng bố và ly khai; vũ khí hủy diệt; tranh chấp BĐ… Trong khi, sức mạnh của suy giảm tương đối, các nền kinh tế mới nỏi xuất hiện làm thay đổi tương quan so sánh giữa các nước lớn cả tầm toàn cầu và khu vực. Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (2010), cạnh tranh -Trung trở thành chủ đạo trong cục diện khu vực và thế giới [199].

Chiến lược và chính sách quốc phòng của các nước lớn cũng có sự điều chỉnh, thay đổi. Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột tôn giáo, dân tộc, sắc tộc, ly khai, tranh giành tài nguyên thiên nhiên, lãnh thổ, bạo loạn chính trị, can thiệp lật đổ… cùng với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như khủng bố, tội phạm, biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai, môi trường, dịch bệnh…tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với các hình thức mới, tính chất phức tạp ngày càng tăng.

Cục diện thế giới cơ bản vẫn là “nhất siêu, đa cường” nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy, thế giới bắt đầu có sự chuyển dịch sang “lưỡng cực, đa trung tâm”. vẫn là siêu cường thế giới, nước duy nhất có ảnh hưởng toàn cầu, nhưng sức mạnh tổng hợp có sự suy giảm tương đối. Trong khi đó, tiềm lực của Trung Quốc gia tăng nhanh chóng về nhiều mặt, bao gồm kinh tế, tiềm lực quân sự, khoa học, công nghệ. Nga vẫn tiếp tục duy trì sự ổn định chính trị và sức mạnh, tiềm lực quân sự nhưng kinh tế gặp nhiều khó khăn. U, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn là những trung tâm kinh tế và đổi mới nhưng vai trò từng bước suy giảm, khó có thể ảnh hưởng đối với các vấn đề toàn cầu. n độ, với tiềm năng ngày càng phát triển,

từng bước gia tăng vai trò chính trị-quân sự trên trường quốc tế.. Sự thay đổi cán cân quyền lực từng bước hình thành thế giới đa cực, khiến tính chất hợp tác-đấu tranh, thỏa hiệp-cạnh tranh trong trật tự thế giới ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, cục diện “đa cực” chỉ mang tính tương đối và về lâu dài cục diện thế giới vẫn hướng tới “lưỡng cực”, với sự chi phối của và Trung Quốc hai nước có sức mạnh toàn diện và vượt trội, cả về chính trị, kinh tế, quân sự và ảnh hưởng quốc tế so với các nước lớn khác, kể cả trong hiện tại và vài thập kỷ tới.

Chủ nghĩa dân tộc và chính trị cường quyền phát triển mạnh; xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa có dấu hiệu chững lại; vai trò của các thể chế đa phương bị suy giảm. Hiện nay, chủ nghĩa dân tộc và chính trị cường quyền đang trỗi dậy mạnh mẽ, điển hình là ở . Đây là xu hướng rất nguy hiểm đối với hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới, nhất là với những nước nhỏ, bởi bản chất của xu hướng này là đề cao sức mạnh, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, chú trọng vai trò của hợp tác đơn phương và song phương hơn hợp tác đa phương trong quan hệ quốc tế, qua đó p buộc các nước phải “quy phục và chiều lòng nước lớn”. Bên cạnh đó, xu thế “chống toàn cầu hóa” hiện đang gia tăng tại dưới thời Chính quyền cựu Tổng thống Trump, từ đó xuất hiện hai xu hướng tương đối rõ rệt là “chống lại” hoặc “ủng hộ” toàn cầu hóa, trong đó, và Trung Quốc là đại diện. đã tuyên bố rút khỏi một số định chế quốc tế, thậm chí còn dọa rút khỏi LHQ đã ảnh hưởng đến vai trò của các thể chế đa phương. Tuy nhiên, từ khi chính thức nắm quyền, Tổng thống Biden đã đảo ngược chính sách của chính quyền tiền nhiệm như tiếp tục duy trì vai trò của tại một số thể chế đa phương, hàn gắn quan hệ với đồng minh. Những xu hướng nêu trên đã và đang đặt ra yêu cầu đối với các nước khác phải nắm bắt và thích nghi với sự thay đổi chính sách đối ngoại của các nước lớn.

Kinh tế, khoa học công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế và xác định cục diện quan hệ giữa nước lớn. Sự trỗi dậy hay suy giảm của các nước chủ yếu dựa vào việc có nắm bắt và theo kịp sự phát triển của lĩnh vực khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ lõi hoặc công nghệ nguồn tương lai. Chiến tranh thương mại và cọ sát kinh tế sẽ được sử dụng thay thế chiến tranh nóng. Các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ được các nước lớn sử dụng nhiều hơn nhằm gây sức p đối với chủ thể được coi là gây ảnh hưởng đến lợi ích, an ninh

quốc gia. Kinh tế thế giới cũng chịu chi phối, tác động giữa một bên là xu hướng toàn cầu hóa, liên kết hội nhập, với một bên là chủ nghĩa bảo hộ, dân túy. Cách mạng Công nghiệp 4.0 trở thành đặc trưng cơ bản của thời đại, tác động sâu rộng tới thế giới; làm thay đổi tư duy về trật tự thế giới, chiến lược đối ngoại và phương thức quan hệ quốc tế; khiến nguy cơ phân hóa giàu nghèo ngày càng trầm trọng. Cách mạng khoa học công nghệ, một mặt làm gia tăng sự phụ thuộc của các nước đang phát triển, vừa và nhỏ vào các nước phát triển, mặt khác là cơ hội để các nước vươn lên, nếu có hướng phát triển và đường lối quản trị quốc gia phù hợp trên cơ sở tận dụng những thành tựu công nghệ vào phát triển đất nước.

Nhiều quốc gia tiến hành điều chỉnh chính sách, chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự, hiện đại hóa lực lượng vũ trang, tìm kiếm sự ủng hộ bên ngoài thông qua các liên minh, dẫn đến các hình thức tập hợp lực lượng và đan xen lợi ích mới. Điều này không chỉ tác động đến quan hệ giữa các nước lớn mà còn tác động đến quốc phòng của các tất cả các nước. Khoảng cách về sức mạnh quân sự của các cường quốc với sức mạnh quân sự của các quốc gia còn lại trên thế giới ngày càng xa. Tại một số khu vực, việc tăng cường sức mạnh quân sự của một số quốc gia khiến cho tình hình trở nên phức tạp. Cơ chế kiểm soát vũ khí và cấm phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đã và đang gặp phải những thách thức lớn trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gay gắt.

Chính sách của các nước lớn đang có sự thay đổi như: tiếp tục thúc đẩy quan hệ với đồng minh nhưng yêu cầu các nước này phải tăng cường chia sẻ gánh nặng về chi phí, tiếp tục ưu tiên đầu tư cho quốc phòng, tăng cường hiện diện quân sự tại các khu vực địa chiến lược quan trọng, đặc biệt là các điểm nóng hiện nay (Hồng Kông, Đài Loan, Biển Hoa Đông, Biển Đông…). Xung đột thương mại, công nghệ giữa và Trung Quốc sẽ tiếp tục còn kéo dài và khó có thể hạ nhiệt trong ngắn hạn; Vấn đề Triều Tiên có một số tiến triển tích cực, xu hướng đối thoại gia tăng, nhưng tiến trình phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên còn gặp nhiều khó khăn, thách thức; Trung Đông tiếp tục là khu vực “nóng” nhất về an ninh-chính trị của thế giới; Tình hình khu vực La-tinh xuất hiện những biến động nhanh chóng, trong đó sự bất ổn tại Venezuela đang trở thành một “điểm nóng mới”; Chạy đua vũ trang diễn ra ngày càng quyết liệt. Ngoài ra,

sẽ tăng cường sự hiện diện tại CA-TBD thông qua thúc đẩy xây dựng và triển khai chiến lược “AD-TBD tự do và mở rộng” nhằm nâng cao vị thế, vai trò của ở khu vực và lôi k o các nước tham gia vào chiến lược ngăn chặn, kiềm chế Trung Quốc. Do đó, cạnh tranh -Trung ngày càng quyết liệt hơn trong nhiều lĩnh vực và vấn đề. Nếu hai bên không kiểm soát tốt các bất đồng, điều này có thể có thể dẫn đến căng thẳng trong quan hệ song phương về nhiều vấn đề, không loại trừ khả năng xảy ra xung đột quân sự. Có thể thấy, cạnh tranh - Trung tiềm ẩn nguy cơ khó lường đối với tình hình khu vực CA-TBD.

Khu vực CA-TBD tiếp tục phát triển năng động trở thành khu vực có giá trị ngày càng quan trọng trên thế giới, cơ chế hợp tác khu vực trên nhiều lĩnh vực đang phát triển nhưng chịu cạnh tranh ảnh hưởng của một số nước lớn như - Trung Quốc thể hiện nổi trội hơn, đã “h lộ” cục diện “lưỡng cực”. Hiện nay, và Trung Quốc đang tập hợp lực lượng nhằm tranh giành ảnh hưởng với cách thức khác nhau: coi trọng duy trì ảnh hưởng về an ninh; Trung Quốc coi trọng mở rộng ảnh hưởng về kinh tế. Đặc biệt, ở khu vực Đông Á, nhất là Đông Nam Á, Trung Quốc đang và sẽ ngày càng giành được ưu thế. Sự tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên trên đất liền cũng như trên biển ngày càng gay gắt, nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp nên còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Là quốc gia ĐNÁ, Lào cũng trở trở thành không gian tranh giảnh ảnh hưởng trong cạnh tranh chiến lược - Trung [200].

Hợp tác nội và ngoại khối của AS AN tiếp tục được thúc đẩy, qua đó đã đạt được những tiến triển nhất định. AS AN tiếp tục đạt được nhiều bước tiến mới trong tiến trình hội nhập, xây dựng AC đoàn kết, vững mạnh, AS AN tiếp tục khẳng định là đối tác không thể thiếu của các nước lớn, ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng trong thúc đẩy hòa bình, phát triển và ổn định ở khu vực. Tuy nhiên, một số nước thành viên AS AN tiếp tục đề cao chủ nghĩa dân tộc và lợi ích quốc gia trong quan hệ đối ngoại, nhưng với cách tiếp cận và đối sách xử lý linh hoạt, mềm dẻo hơn. Trong các điều kiện nhất định, một số nước thành viên ASEAN có thể gia tăng hòa hoãn, nhượng bộ đối tác hoặc tạm gác lại một số lợi ích chiến lược để đạt được lợi ích thiết thực trước mắt. Lợi ích khu vực hay lợi ích của toàn bộ AS AN sẽ trở thành yếu tố thứ yếu trong tính toán chiến

lược của những nước này. Chiến lược của các nước thành viên AS AN sẽ tiếp tục gia tăng cân bằng quan hệ với các nước lớn, nhất là và Trung Quốc, nhưng trong các điều kiện, hoàn cảnh và thời điểm nhất định có thể sẽ ưu tiên xích lại gần nước này hơn nước kia trên một số phương diện.

Dịch COVID-19 xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019, đã trở thành nhân tố thay đổi cục diện thế giới. Tình hình chính trị của nhiều quốc gia bị tác động không nhỏ khi phải đối mặt với việc kiểm soát số ca nhiễm dịch bệnh gia tăng với số lượng lớn, tái bùng phát nhiều làn sóng dịch bệnh. Kinh tế thế giới suy giảm mạnh chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, nhưng chuyển đổi số lại được thúc đẩy mạnh mẽ, mang lại cả cơ hội và thách thức to lớn đối với mọi quốc gia. Hoạt động đối ngoại trong các lĩnh vực, bao gồm hợp tác quốc phòng đã bị tạm hoãn và bị hủy bỏ đã ảnh hưởng đến quá trình trao đổi giữa nước. Các sự kiện từng bước được chuyển từ hình thức gặp gỡ, thảo luận trực tiếp sang hình thức trao đổi trực tuyến để thích nghi với tình hình dịch bệnh. Dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đối với mỗi nước nói riêng và trật tự thế giới nói chung. Chiến lược và mô hình phát triển của nhiều quốc gia đứng trước sức p phải thay đổi khi đại dịch COVID-19 đang làm bộc lộ rõ hơn những tồn tại, hạn chế. Vaccine ngừa COVID-19 trở thành công cụ ngoại giao của những nước sớm điều chế được vaccine nhằm gây sức p đối với những nước chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh trước nhu cầu cấp thiết về việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Sự bất bình đẳng diễn ra trên diện rộng trong quá trình phân phối vaccine giữa các quốc gia có thể tiếp tục làm suy giảm hợp tác đa phương ở quy mô rộng hơn trong những năm tới. Cạnh tranh -Trung tiếp tục căng thẳng, thậm chí có phần gay gắt hơn dưới tác động của dịch bệnh. Việc truy tìm nguồn gốc dịch COVID-19 đã và đang được và phương Tây sử dụng như một công cụ gây sức p nhằm cạnh tranh với Trung Quốc. Ngoài ra, cùng nhiều nước đẩy nhanh quá trình dịch chuyển các công ty sản xuất và kinh doanh ở Trung Quốc về nước hoặc tới một số quốc gia đối tác an toàn và tin cậy hơn, không có tham vọng cạnh tranh với , trong đó có các nước Đông Nam Á [201]. Có thể thấy, Lào không nằm ngoài vòng cạnh tranh ảnh hưởng của và Trung Quốc về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh khi Lào là tiến hành hội nhập và trở thành thành viên của nhiều cơ chế hợp

tác, sáng kiến ngoại giao và quốc phòng khu vực như AS AN, ARF, Shanri-La, AD … vốn cũng chịu sự cạnh tranh của và Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Luận án đối ngoại quốc phòng của cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong chiến lược bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)