Tình hình trong nước

Một phần của tài liệu Luận án đối ngoại quốc phòng của cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong chiến lược bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay (Trang 50)

Năm 1975, thắng lợi của nhân dân các bộ tộc Lào có ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng sau nhiều thập kỷ đấu tranh giành độc lập. Ngày 2/12/1975, Đại hội Đại biểu Toàn quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết lịch sử xóa bỏ hoàn toàn chế độ quân chủ và thành lập nước CHDCND Lào một cách thuận. Điều này đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên nhân dân làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ hoàn toàn đất nước độc lập, tự do. Chế độ chính trị của Lào là Dân chủ Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng NDC Lào. Quyền lực nhà nước Lào được phân chia theo mô hình tam quyền phân lập gồm: Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp.

Trong thập kỷ 80, quan hệ ngoại giao của Lào chưa được mở rộng vì đây là thời điểm khởi xướng đường lối đổi mới nên Lào rất thận trọng trong quan hệ ngoại giao. Trong thập kỷ 90, dựa trên cơ sở đường lối đối ngoại đúng đắn và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế trong và ngoài nước, quan hệ ngoại giao của Lào phát triển mạnh mẽ và được mở rộng theo phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ. Chỉ riêng thập kỷ 90, Lào thiết lập quan hệ ngoại giao với 35 quốc gia trên thế giới.

Từ đó đến nay, tình hình chính trị của Lào luôn được giữ vững và ổn định. Các Bộ, Ban, ngành từ Trung ương đến địa phương tiếp tục tổ chức triển khai quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban bí thư Trung ương Đảng về việc tiến hành hội nghị Đảng ủy các cấp từ Trung ương đến cơ sở Đảng toàn quốc về việc tăng cường xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh và xây dựng kế hoạch tạo nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo-quản lý các cấp.

Từ khi giành độc lập, kinh tế Lào còn chậm phát triển, bắt đầu xây dựng chế độ mới với xuất phát điểm rất thấp và cơ sở kinh tế lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng NDC Lào, nhân dân các bộ tộc Lào luôn đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Sau khi giành độc lập đến nay, phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường và có sự giúp đỡ to lớn của các nước bạn bè, Lào đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong

sự nghiệp bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước, vị thế không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế và khu vực. Sau khi Lào tiến hành đổi mới từ năm 1986 đến nay, nhịp độ phát triển kinh tế tăng liên tục, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, thể hiện rõ qua mức GDP của Lào tăng 26,8% vào năm 2019. Đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân trong nước trong 3 lĩnh vực, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ có tất cả 1.266 dự án với tổng trị giá 3.644 triệu USD. Việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VIII (2016-2020) đã đạt được theo mục tiêu đề ra, nhất là GDP tăng trưởng 5,8% (năm 2016: 7,2%, năm 2017: 6,9%, năm 2018: 6,3%, năm 2019: đạt 5,5%: năm 2020: đạt 3.3%, GDP = 2.662$ / người). Do tác động tiêu cực của dịch COVID-19 trong năm 2020 đã ảnh hưởng nhiều đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Lào, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm bị ảnh hưởng không nhỏ, chỉ đạt 5,8%, thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 7,2% [78, tr.2].

Tuy nhiên, sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng cùa Lào vẫn đứng trước những thách thức lớn đan xen, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ với các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, nhằm thay đổi chế độ chính trị ở Lào và khiến kinh tế Lào bị chệch hướng, phụ thuộc vào bên ngoài, để buộc Lào đi theo qu đạo của Chủ nghĩa Tư bản. Các vấn đề an ninh phi truyền thống như buôn bán và vận chuyển trái ph p vũ khí, ma túy, tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, nhập cư và di cư trái ph p, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, bệnh dịch… diễn biến phức tạp. Nếu những nguy cơ tiềm ẩn trên không được khắc phục kịp thời, đối phó hiệu quả, có thể bùng phát khó lường, tạo thời cơ để các thế lực thù địch lợi dụng, mua chuộc các cán bộ, lôi k o nhân dân và đẩy mạnh hoạt động chống phá.

và các thế lực thù địch đã, đang tiến hành đẩy mạnh thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gia tăng ảnh hưởng, tăng cường sử dụng lực lượng phản động Lào ở trong và ngoài nước nhằm tuyên truyền, chống phá Lào với thủ đoạn như: gây sức p về kinh tế, can dự sâu hơn vào công việc nội bộ của Lào; vu cáo Đảng, Nhà nước Lào vi phạm “dân chủ, nhân quyền”, “tự do tín

ngưỡng tôn giáo”. Các tổ chức nhân quyền quốc tế, điển hình là “Ủy ban Tự do Tôn giáo ”, “Tổ chức Liên minh vì Dân chủ Lào” và “Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền”… thường xuyên đưa ra những đánh giá sai lệch về tình hình nhân quyền ở Lào cũng như xuyên tạc, vu cáo Chính phủ Lào vi phạm “dân chủ, nhân quyền”.

Trên cơ sở đánh giá, nằm bắt những diễn biến của tình hình quốc tế như trên, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào đã đoàn kết chống lại các âm mưu, thủ đoạn từ chống phá, chia rẽ của các thế lực bên ngoài, thành tựu to lớn và kinh nghiệm trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước những năm qua đã tạo thế và lực mới cho đất nước Lào. Ngoài ra, Lào cũng hết sức cảnh giác đối với các nguy cơ, mối đe dọa có thể xuất hiện trong quá trình hợp tác nhằm có đối sách phù hợp, tránh rơi vào thế bất lợi.

BQP Lào đã đạt được nhiều kết quả trong cải thiện môi trường an ninh của đất nước; đã tích cực đàm phán, ký kết các biên bản ghi nhớ, các nghị định liên quan đến hợp tác quốc phòng. Biên giới trên đất liền và sông, suối với năm nước cơ bản đã được phân định rõ ràng, tạo điều kiện để Lào và các nước láng giềng xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển. Đây là kết quả những nỗ lực không ngừng của Chính phủ và BQP Lào và các biên có liên quan trong việc giải quyết vấn đề hệ trọng và nhạy cảm này. Lào đã tích cực giải quyết vấn đề ranh giới chưa được phân định giữa Lào và Campuchia hiện nay và một số vấn đề nảy sinh tại các khu vực chồng lấn trên sông, suối giữa Lào và các nước láng giềng đã và đang được giải quyết. [173; tr.1-2].

1.2.2. Sự đổi mới tư duy về đối ngoại của Đảng Nhân dân c ch mạng Lào từ Đại hội IV đến Đại hội XI

Đảng và Nhà nước Lào và Chủ tịch Caysỏn Phômvihản luôn nghiên cứu, xác định, bổ sung, hoàn thiện nội dung của chính sách đối ngoại của Đảng, từ hòa bình, độc lập, hữu nghị và không liên kết (năm 1975) sang nội dung chính hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác (năm 1986) và tiếp tục thực hiện chính sách hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác phát triển, trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, nhấn mạnh tính đa dạng, đa phương hóa, tính đa hình thức trong quan hệ quốc tế;

gắn kết hoạt động đối ngoại chính trị với kinh tế, an ninh-quốc phòng; tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng chế độ Dân chủ Nhân dân, tiến tới XHCN được thông qua từ Đại hội IV đến Đại hội XI của Đảng NDCM Lào.

Đại hội Đảng lần thứ IV (từ ngày 13-15/11/1986) thẳng thắn chỉ rõ những khuyết điểm của Đảng trong công tác lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước, đề ra đường lối đổi mới, tạo những tiền đề để từng bước tiến lên CNXH. Đại hội Đảng lần thứ IV đã khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có nội dung đổi mới rất quan trọng về tư duy đối ngoại. Quan điểm của Lào là thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác, coi trọng và không ngừng tăng cường thắt chặt đoàn kết và mở rộng sự hợp tác toàn diện với Việt Nam, Campuchia, Liên bang Xô Viết và các nước XHCN anh em, tiếp tục triển khai quan hệ với tất cả các nước trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị và xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, công bằng và mỗi bên cùng có lợi, xây dựng lực lượng cùng phát triển, vận dụng các điều kiện thuận lợi của thời đại thành yếu tố không thể thiếu được trong việc xây dựng đất nước Lào [137; tr.175].

Đại hội Đảng lần thứ V (từ ngày 27-29/3/1991) được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Caysỏn Phômvihản, Đảng NDC Lào khẳng định tiếp tục nhất quán đường lối đối ngoại: “hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác với nhau đồng đều với tất cả các quốc gia” và thể hiện sự đổi mới cả về tư duy chính trị, tư tưởng, tổ chức và phong cách công tác của Đảng [138; tr.189]. Thông qua việc thực hiện đường lối đối ngoại, Lào đã triển khai quan hệ và hơp tác về kinh tế, khoa học-k thuật rộng rãi với các nước, công bằng, cùng có lợi. Đáng chú ý, Lào đã cùng với Việt Nam và Campuchia tiếp tục củng cố và phát huy mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện theo nhu cầu của thời kỳ mới, không ngừng tăng cường quan hệ và hợp tác với Liên bang Nga, mối quan hệ truyền thống và sự hợp tác giữa Lào-Trung Quốc được khôi phục và mở rộng toàn diện. Ngoài ra, Lào thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị láng giềng với Thái Lan trên tinh thần xây dựng mối quan hệ láng giềng và cùng nhau giải quyết các vấn đề tồn tại bằng phương pháp hòa bình.

Đại hội Đảng lần thứ VI (từ ngày 18-20/3/1996) đã xác định đường lối đối ngoại của Lào: “Hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác” [139; tr.189], cùng với đó tạo môi trường thuận lợi bên ngoài cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước Lào theo đường lối đổi mới, tích cực thực hiện chính sách mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trên cơ sở nguyên tắc cùng chung sống hòa bình, phối hợp chặt chẽ chính trị với kinh tế, tránh quan điểm chỉ tập trung phát triển kinh tế, không quan tâm đến sự ổn định của quốc gia cũng như chế độ mới.

Đại hội Đảng lần thứ VII (từ ngày 12-14/3/2001) đã phân tích đặc điểm và xu thế phát triển của thế giới trong giai đoạn của thế kỷ XXI và dựa trên bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại của Lào và tiếp tục phát huy đường lối đối ngoại của Lào. Hội nghị đã đưa ra nghị quyết về đường lối và chính sách đổi mới đối ngoại là: “Hòa bình, độc lập, hữu nghị và sự hợp tác đồng đều trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, bình đẳng và mỗi bên cùng có lợi. Thực hiện chính sách quan hệ nhiều hướng, đa phương và nhiều cách, từng bước mở rộng phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế, lấy quan hệ về chính trị, ngoại giao gắn liền với quan hệ hợp tác về kinh tế với quốc tế. Lào tiếp tục thắt chặt và tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với các nước bạn bè XHCN [140; tr.49,50].

Đại hội Đảng lần thứ VIII (từ ngày 18-21/3/2006) đã khẳng định đường lối đổi mới trong lĩnh vực quan hệ hợp tác với quốc tế và nhấn mạnh muốn lãnh đạo đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo đói, lạc hậu, Lào phải mở rộng hợp tác quốc tế, lấy kinh tế Lào gắn liền với kinh tế quốc tế. ở rộng quan hệ hợp tác quốc tế phải so sánh giữa các mặt như: kinh tế với chính trị, kinh tế với quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại là sự tranh thủ cơ hội, thời cơ, tận dụng vốn, k thuật và phương pháp quản lý tiến bộ để phối hợp và phát huy với thế mạnh tổng hợp của đất nước Lào. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, bình đẳng, mỗi bên cùng có lợi, không đe dọa và không sử dụng vũ lực và giải quyết bằng phương pháp hòa bình. Tiếp tục thực hiện chính sách quan hệ đa phương hóa và đa dạng hóa, mở

rộng từng bước thích ứng theo điều kiện cụ thể và thiết thực; kết hợp quan hệ chính trị, ngoại giao với quan hệ kinh tế [142; tr.68].

Đại hội Đảng lần thứ IX (từ ngày 17-21/3/2011) đã có bước phát triển mới nhằm phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế. Đại hội xác định “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại hòa bình độc lập hữu nghị và sự hợp tác đồng đều; thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế nhiều hướng, nhiều mức độ, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, mỗi bên cùng có lợi [144; tr.141].

Đại hội Đảng lần thứ X (từ ngày 18-22/1/2016), Đảng NDC Lào khẳng định, tiếp tục xây dựng và củng cố chính trị tư tưởng, tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược theo đường lối đổi mới toàn diện và có nguyên tắc, nhất là tiến hành trong công tác chính trị tư tưởng cho cán bộ đảng viên, tiến hành công tác xây dựng Đảng; coi trọng phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển đất nước trong giai đoạn mới, nhằm xây dựng xã hội văn minh và công bằng; xây dựng nhà nước dân chủ ổn định, vững chắc, tăng cường hiệu quả quản lý hành chính nhà nước; Tiếp tục thực hiện theo hướng chiến lược: xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, huyện thành đơn vị phát triển vững mạnh toàn diện; tăng cường tình đoàn kết dân tộc của nhân dân các dân tộc Lào; Kiên định và thực hiện đường lối quốc phòng-an ninh toàn dân toàn diện, tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh và hiện đại; Kiên định đường lối đối ngoại, hòa bình độc lập, hữu nghị và hợp tác trước sau như một, nhất là hội nhập với khu vực và quốc tế, góp phần tích cực xây dựng AC [145; tr.21].

Đại hội Đảng lần thứ XI (từ ngày 13-15/1/2021), Đảng NDC Lào tiếp tục nhấn mạnh, Lào cần tiếp tục trước sau như một, kiên định đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác để phát triển; giải quyết vấn đề mâu thuẫn bằng các biện pháp hòa bình; chủ động xây dựng và phát triển; giải quyết vấn đề mâu thuẫn bằng các biện pháp hòa bình; chủ động xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với các nước bằng nhiều hình thức, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ trên cơ sơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, đôi bên cùng có lợi. Trong đó, tiếp tục bảo vệ và phát triển quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Việt Nam ngày càng đi vào chiều sâu; phát triển mối quan hệ

truyền thống với Trung Quốc trên tinh thần đối tác chiến lược toàn diện, ổn định lâu dài và đối tác cùng chung vận mệnh; tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết chặt chẽ và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau với các đối tác chiến lược; phát triển mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các quốc gia láng giềng và thành viên AS AN; tiếp tục tích cực có các hoạt động với vai trò thành viên AS AN trên cơ sở nguyên tắc Hiến chương AS AN, nhằm phát triển mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực với các quốc gia

Một phần của tài liệu Luận án đối ngoại quốc phòng của cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong chiến lược bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)