7. Cấu trúc luận án
3.1.2. Thể thơ Haiku hội nhập sân thơ Việt
Trong xu thế toàn cầu hóa, việc ảnh hưởng, du nhập các vấn đề liên quan đến sáng tác, như: lý thuyết sáng tác, các dạng thức thể loại (chẳng hạn, thơ mới đã từng chịu ảnh hưởng thơ hiện đại chủ nghĩa phương Tây: chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực...). Tuy nhiên, khi được ánh xạ qua tâm hồn và tính cách Việt tạo nên tích hợp văn hóa và kết quả là những sản phẩm có hình thức mới nhưng chuyển tải tâm hồn và tính cách Việt nên vẫn nhanh chóng được độc giả đón nhận.
Trong giao lưu văn hóa giai đoạn gần đây, thể thơ Haiku của Nhật Bản, thể thơ được yêu chuộng trên thế giới, được nhiều nước đón nhận, thậm chí đã trở thành thể thơ Quốc tế (World Haiku) đã bén duyên ở Việt Nam, được khá nhiều các cây bút hào hứng thử nghiệm và bước đầu đã có những tín hiệu khả thủ.
Thể thơ Haiku có dạng thức hết sức nhỏ nhắn, chỉ có ba câu, 17 âm tiết, với bố cục 5 - 7 - 5. Thơ Haiku kết tinh những giá trị văn hóa thâm sâu của phương Đông - Nhật Bản từ hình thức đến tư tưởng. Đó là tinh thần coi trọng sự tinh giản, chân phương, thanh nhã về hình thức và những triết lý sâu thẳm tình yêu cuộc sống thiên nhiên và con người:
Ôi cánh chim cu
Tưng bừng bay lượn ca hát Bận rộn siết bao!
Đến đây xem! Để thấy Chỉ còn một lá cô đơn Trên cành kiri đấy
(Basho)
Haiku đòi hỏi người đọc phải “nhập cuộc” cùng trò chuyện âm thầm với nhà thơ, cùng nhà thơ sáng tạo tiếp bằng vốn văn hóa và kinh nghiệm sống của mình. Vì vậy, các tầng nghĩa của Haiku là lối mở không cùng, là những đáp án không hồi kết. Nhà thơ Tagor từng nhận xét về thể loại thơ Haiku: “Nhà thơ chỉ giới thiệu đề tài, rồi bước tránh sang bên”. Haiku có điểm gần gũi với lục bát ca dao, tục ngữ, thơ tứ tuyệt Việt Nam ở những điểm chung ấy, vì vậy, ở những tâm hồn am hiểu và gắn bó với văn hóa truyền thống rất dễ có sự gặp gỡ tương đồng với thể loại này.
Theo nhà nghiên cứu Lưu Đức Trung, từ 1945 đến 1975, thơ Haiku đã được một số nhà thơ, trí thức lớn của ta như Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Tường Minh, Ngô Văn Tao, Bùi Giáng và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tiếp cận và dịch thuật. Sớm nhất, phải kể đến một số bài dịch thơ Haiku trong bài viết Thi văn Nhật Bản với phong trào Âu hóa đăng trên báo Sài Gòn của Hàn Mặc Tử (1936). Đầu thập niên 1970, các bản dịch thơ Haiku bằng tiếng Anh của H.G. Henderson được Tuệ Sỹ, Nguyễn Tường Minh dịch sang tiếng Việt. Hai tác phẩm xuất bản sớm nhất phải kể đến đó là: Hòa ca (nhiều tác giả), bản dịch của Nguyễn Tường Minh, NXB Sài Gòn Sông Thao, 1971; Luyến ca
(nhiều tác giả) bản dịch của Nguyễn Tường Minh, NXB Sài Gòn Sông Thao (1972). Sau năm 1975, Nhật Chiêu là người có công làm cho thơ Haiku được biết đến nhiều hơn ở Việt Nam khi ông lần lượt xuất bản những công trình nghiên cứu công phu về thơ Haiku, như: Basho và thơ haiku do Khoa Ngữ văn báo chí, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 1994, Nhật Bản trong
chiếc gương soi (NXB Giáo dục, 1995), Thơ ca Nhật Bản (NXB Giáo dục,
1998), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868 (NXB Giáo dục, 2003), Ba ngàn
thế giới thơm (NXB Văn Nghệ 2007). Một số dịch giả khác như Hàn Thủy
Basho, Lối lên miền Oku, (NXB Thế Giới, 1999); Haiku - Hoa thời gian của Lưu Đức Trung - Lê Từ Hiển (biên soạn) (NXB Giáo dục 2007) v.v… Cột mốc khá quan trọng, đánh dấu việc Haiku được công nhận một cách chính thức ở Việt Nam là sự kiện năm 2002, khi thơ Haiku được Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam đưa vào giảng dạy chính thức ở chương trình lớp 10, Trung học Phổ Thông qua sự giới thiệu của Lưu Đức Trung và Đoàn Lê Giang. Gần đây, các câu lạc bộ thơ Haiku ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mở ra sân chơi thú vị và bổ ích cho người yêu thơ Haiku trên mọi miền đất nước.
Thơ Haiku đến Việt Nam có những đặc điểm sau: về đề tài, tập trung chủ yếu viết về thiên nhiên (chủ đạo) và những mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, bằng hữu:
Lũy tre/ kẽo kẹt/ tiếng võng trưa hè
(Thái Trọng)
Hương bưởi đâu đây/ thơm lây ngọn gió/ tương tư tóc dài
(Vũ Tam Huề)
Hoa tặng người/sau bao năm tháng/hương còn vương
(Nguyễn Bao)
Trên cành phượng nhỏ/ ngàn đôi môi đỏ/ hát giữa thiên thanh
(Phượng Nhi)
Tiễn bạn bên rừng/ bỗng dưng khóe mắt/ đầy ánh trăng xuân
(Đông Tùng)
Song, đáng kể nhất là về đến Việt Nam, Haiku đã bị ảnh hưởng của tính cách Việt, không bị giới hạn ở đề tài, nếu Haiku ở Nhật không có đề tài tình yêu thì ở Việt Nam, Haiku được dùng để tỏ tình:
Nép vào trăng cao/ một bờ môi nhỏ/ cùng ta đêm nào
(Thiên Bảo)
Em tặng riêng tôi/ nụ hoa son đỏ/ mọc trên đỉnh đồi
(Minh Trí)
Cúc áo bung ra/ trắng ngần/ hạ đến
(Đức Việt)
Trăng mờ/ leo đồi/ vướng gai trinh nữ
Cúp điện/ em ngủ ngon lành/ gió từ tay anh
(Thanh Tùng)
Em lên mười sáu/ hương sắc đong đầy/ nguyệt tràn hiên mây
(Đông Tùng)
Lê Đạt và sau này là Mai Văn Phấn có lẽ là hai cây bút mê Haiku hơn cả. Lê Đạt có truyện ngắn lấy tên “Bài haiku” để thể hiện tình yêu, sự cảm phục của ông trước thể thơ này và trước chủ nhân đã khai sinh ra thể thơ kỳ diệu: thiền sư thi sĩ Basho. Thơ phỏng theo cấu trúc của Haiku của Lê Đạt cũng cố gắng gói dưới 17 âm tiết:
Từ Hải chữ tượng tình hận đứng Gió hiu hiu
Lòng Kim Trọng bói Kiều (Kiều)
Mai Văn Phấn từng có hẳn tập thơ phần lớn làm theo thể Haiku: Lặng yên cho
nước chảy (2017). Với tập thơ này tác giả đã đạt giải Văn học Cikada Thụy Điển
năm 2017 (giải thưởng dành cho các nhà văn gốc Á). Nhiều bài trong tập Lặng yên
cho nước chảy đã đạt đến độ “nhuyễn” về bút pháp Haku, đó là thuần thục về cấu
trúc và sâu sắc về ý tưởng:
XA QUÊ LÂU NGÀY Ra vườn hái lá chanh Ngắt phải quả non Buồn tận bây giờ
Tác giả tuân thủ thi pháp thơ Haiku từ cách đặt tên bài tham gia vai trò như câu mở đầu của bài thơ đến số lượng âm tiết trong toàn bài và từng dòng. Thêm nữa, lấy ý tưởng cảm xúc từ hình ảnh thiên nhiên để triết lý về vũ trụ, cuộc sống vốn là đặc điểm nổi bật của thể thơ xuất phát từ Thiền đạo:
CON ĐẠI BÀNG Bay cao
Càng tin
Hoặc:
CHIỀU TÀ
Thiếu nữ lội qua suối Mặt trời nhấp nhô mấy lần Mới lặn
Có thể nhận thấy, đến Việt Nam, thể thơ Haiku đã không còn giữ nguyên cấu trúc ngắt nhịp 5/7/5 do đặc điểm loại hình ngôn ngữ khác nhau nên bài Haiku Việt thường không thể theo cấu trúc ngắt nhịp 5/7/5 như Haiku Nhật. Nhìn chung, bài Haiku Việt chỉ còn giữ tinh thần cơ bản về mặt hình thức của Haiku Nhật, đó là tính cực ngắn, cô đọng, hạn chế tối đa số lượng từ ngữ (có số lượng tiếng/ âm tiết tối đa là 17), song, cách ngắt dường như không còn theo bố cục 5/7/5 mà linh hoạt và đa dạng hơn.
Gần đây, một số nhà thơ có xu hướng kết hợp Haiku với lục bát. Nói đúng hơn trình diễn lục bát theo cách thức của Haiku, có thể nói, sáng tạo này cũng thật đáng kể, như cách Nguyễn Phúc Lộc Thành đã làm:
1 - Em,
hay là thính của mùa
Dụ đồng sen hạ cởi thưa cả trời? 2 -
Đầm sương, vài lá sen phơi Ta buồn
bốn mắt cùng cời đêm lên
…
(Đồng sen tàn 1)
Có thể xem thơ Haiku Việt như là loài hoa mới, lạ trong vườn hoa thơ của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nếu ban đầu, người ta chưa quen ngắm nhìn loài hoa mới lạ này, thì giờ đây, người ta đã nhìn quen mắt, nhiều người ưa thích bởi cái chất sâu lắng mà kiệm lời của nó. Hy vọng rằng, thể thơ Haiku Việt sẽ tồn tại và phát
triển để góp phần bổ sung cho thơ ca Việt Nam hiện đại thêm đa dạng và phong phú hơn về hình thức.