Sản phẩm may bằng vải dệt kim trong công nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tối ưu cân bằng dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim (Trang 53 - 55)

Ngành công nghiệp may sản xuất một số lượng lớn và đa dạng các sản phẩm

may trong đó quần áo chiếm thị phần lớn. Quần áo được may từ nhiều loại vật liệu

khác nhau như vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt, da lông nhân tạo,...trong đó

sản phẩm may từ vải dệt kim được sử dụng phổ biến và sản xuất với sốlượng lớn tại một số doanh nghiệp may tại Việt Nam.

Theo chức năng sử dụng, sản phẩm may từ vải dệt kim có thể chia thành ba nhóm chính:

- Sản phẩm mặc lót: Áo may ô, quần lót, áo lót.

- Sản phẩm mặc thường ngày: Polo-Shirt, T-Shirt, Hi-Neck. - Sản phẩm cho thể thao: Quần, áo thể thao.

Hình 1.29 Một số sản phẩm may bằng vải dệt kim của hãng Nike

Vải dệt kim được tạo ra bằng sự liên kết các vòng sợi với nhau theo một quy luậtnhất định. Do được tạo thành bởi các vòng sợi nên vải dệt kim thường có tính co giãn, đàn hồi, xốp, thoáng khí và nhiều đặc tính khác hẳn so với vải dệt thoi và vải không dệt [95].

Mặt phải Mặt trái

Hình 1.30 Cấu trúc vải dệt kim đan ngang một mặt phải [96]

Các sản phẩm may từ vải dệt kim thường có cấu trúc không quá phức tạp,

nhưng do tính chất đặc thù của vải dệt kim là tính co giãn đàn hồi nên cần công nhân may phải có kinh nghiệm. Cấu trúc đường may thường là các đường may mũi xích, các đường may có cấu trúc không gian như đường may 504, 512, 514, …như

minh họa trong bảng 1.4. Các thiết bị may chủ yếu là các máy vắt sổ, máy chần

40

Bảng 1.4 Cấu trúc đường may của sản phẩm dệt kim [97] STT Đường may

ISO 4915 Cấu trúc đường may Ứng dụng Thiết bị

1 301 Liên kết các lớp vải JUKI DDL-8700-7-SC 2 504 Bọc mép vải JUKI MO-6816SS 3 512 Bọc mép, liên kết các lớp vải JUKI MO – 6716S 4 514 Bọc mép, liên kết các lớp vải YAMATO Z7125SD-Y5DF 5 406 Chần vải dệt kim YAMATO VC1700-156M-8F 6 605 Chần vải dệt

kim SIRUBA D007S-452-02-ET

Cấu trúc sản phẩm may từ vải dệt kim thường là một lớp, các cụm chi tiết phổ

biến như:

- Cụm cổ: CổĐức, cổ không chân, cổ dệt, cổ bo, cổ viền. - Cụm nẹp: Nẹp cân, nẹp lệch.

- Cụm tà: Tà viền kín, tà không viền kín. - Cụm túi: Túi ốp, túi cơi, túi viền,….

- Cụm cạp: Cạp chun chần bản cạp liền thân, bản cạp can….

- Cụm gấu: Gấu chần, gấu bo.

Do đặc thù cấu trúc sản phẩm may từ vải dệt kim, công nghệ gia công và thiết bị sử dụng khác biệt so với sản phẩm may từ vải dệt thoi cho nên các doanh nghiệp may tại Việt Nam hiện nay tổ chức sản xuất chuyên môn hóa theo sản phẩm như: dây

chuyền may sản phẩm dệt kim, dây chuyền may sơ mi, quần âu, dây chuyền may complet, dây chuyền may áo khoác ngoài ba lớp... Số lượng công nhân trên dây

41

chuyền may sản phẩm dệt kim thường không quá lớn, đối với sản phẩm đơn giản chỉ cần từ10 đến 15 công nhân, đối với các sản phẩm phức tạp hơn có thể lên đến

40 đến 60 công nhân, công xuất trung bình từ400 đến 600 sản phẩm mỗi ngày. Các sản phẩm may từ vải dệt kim được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày, nhu cầu về sản phẩm may dệt kim khá lớn, có thể kểđến các hãng thời trang về sản phẩm dệt kim ở trong nước như Canifa, Winny, Wonnerful, Paltal, Sunfly,

Vincy, …. Các khách hàng nước ngoài truyền thống đặt hàng tại Việt Nam với số lượng lớn và thường xuyên có thể kể đến: AOE, Puma, Sanmar, Under Armour,

Adidas, Nike, HM, Zara, Penguin, Louis Castel….. Các doanh nghiệp may chuyên

môn hóa sản phẩm dệt kim tại Việt Nam như: Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội,

Công ty TNHH May Minh Trí, Xí nghiệp May XNK Yên Mỹ, Công ty TNHH May

Tinh Lợi….

Qua phân tích cho thấy các sản phẩm may từ vải dệt kim được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt, được sản xuất với sốlượng lớn do đó nhiều doanh nghiệp may sản xuất loại sản phẩm này. Đặc thù của sản phẩm may từ vải dệt kim là kiểu mẫu đa

dạng, cấu trúc không quá phức tạp, thời gian sản xuất nhanh, kiểu mẫu sản phẩm thay

đổi thường xuyên do đó các dây chuyền may phải thường xuyên cân bằng lại dây chuyền may. Nếu thực hiện cân bằng dây chuyền một cách thủ công sẽ không đạt

được hiệu quả và mất nhiều thời gian thực hiện do đó nghiên cứu tối ưu cân bằng dây chuyền công nghiệp may cho sản phẩm dệt kim là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tối ưu cân bằng dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)