Kết luận chươn g1

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tối ưu cân bằng dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim (Trang 55 - 57)

Cân bằng dây chuyền là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình sản xuất may công nghiệp. Dây chuyền cân bằng sẽ loại bỏ được các nguyên công bị quá tải dẫn

đến công việc bị đình trệ, ùn tắc cũng như các nguyên công non tải gây lãng phí thời gian do phải dừng chờ việc trên dây chuyền, giảm tối đa bán thành phẩm tồn trên dây chuyền, chuyên môn hóa công việc của công nhân, tăng năng suất lao động, kiểm

soát được quá trình sản xuất.

Cân bằng dây chuyền là bài toán lớn và phức tạp cần phải có phương pháp và ứng dụng các kỹ thuật tiến với sự hỗ trợ của máy tính để thực hiện. Trên thế giới, việc tính toán cân bằng dây chuyền không chỉ ở ngành công nghiệp may mà các ngành sản xuất khác rất được phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề phát triển cân bằng dây chuyền công nghiệp may còn hạn chế. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm may Việt Nam đang thực hiện cân bằng dây chuyền may dựa trên kinh nghiệm của người

điều hành dây chuyền. Việc thực hiện phối hợp các nguyên công để phân giao nhiệm vụ cho công nhân đang thực hiện bằng phương pháp thủ công hoặc sử dụng phần mềm Ecxel, một số ít sử dụng biểu đồ phụ tải trong một số phần mềm quản lý sản xuất. Phương pháp thực hiện chưa có căn cứ khoa học, mất rất nhiều thời gian và công sức.

Các phần mềm cân bằng dây chuyền may chưa được nghiên cứu nhiều, các nhà sản xuất phần mềm thường bảo mật thông tin về các thuật toán trong đó. Hơn nữa

đầu tư một phần mềm cân bằng dây chuyền thương mại khá tốn kém trong khi các phần mềm đó chưa thực sự phù hợp với điều kiện sản xuất công nghiệp may tại Việt Nam. Một số nghiên cứu về vấn đề cân bằng dây chuyền công nghiệp may chưa phù

hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các thuật toán Heuristic do có ưu điểm là dễ thực hiện, thời gian tính hợp lý, phù hợp với

42

những bài toán có độ phức tạp dữ liệu đầu vào lớn, lời giải chấp nhận được. Nhưng

thuật toán Heuristic chỉ áp dụng giải bài toán cụ thể, lời giải có thểrơi vào vùng tối

ưu hóa cục bộ. Meta-Heuristic là một thuật toán tổng quát cho lớp các bài toán rộng, là một hướng nghiên cứu đang được phát triển để giải quyết các bài toán thực tế. Mặc dù thời gian tính của các thuật toán Meta-Heuristic lâu hơn các thuật toán tối ưu cục bộ nhưng lời giải của các thuật toán này hướng tới tối ưu toàn cục. Xác định được thuật toán phù hợp giải bài toán cân bằng dây chuyền may với các điều kiện thực tế

là rất cần thiết.

Tùy theo yêu cầu sản xuất mà các dây chuyền may được thiết kếđểđạt được các mục tiêu cụ thể khác nhau. Đối với dây chuyền may cần đạt được công suất nhất định thì khi thiết kế dây chuyền cần phải tối thiểu hóa số công nhân sản xuất để giảm chi

phí lao động và nâng cao năng suất. Đối với dây chuyền có sẵn số công nhân cần phải tối thiểu nhịp dây chuyền để giảm thời gian sản xuất, nâng cao năng suất. Dây chuyền cân bằng tốt nhất khi hiệu suất cân bằng cao nhất, số công nhân nhỏ nhất và nhịp nhỏ

nhất lúc đó năng suất lao động cao nhất. Các bài toán cân bằng dây chuyền có ý nghĩa

quan trọng góp phần tăng năng suất lao động trong ngành công nghiệp may Việt Nam. Các doanh nghiệp may thường được chuyên môn hóa theo nhóm sản phẩm cùng loại, trong đó nhóm sản phẩm may từ vải dệt kim chiếm sốlượng lớn, chuyển đổi sản xuất đơn hàng nhanh, thường xuyên phải cân bằng lại dây chuyền, do đó việc nghiên cứu cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim rất cần thiết.

Trên cơ sở phân tích các công trình nghiên cứu liên quan đến dây chuyền công nghiệp may, sản phẩm may từ vải dệt kim, các phương pháp và thuật toán tối ưu cân

bằng dây chuyền may, để giải quyết một phần cơ bản các vấn đề tồn tại, đáp ứng nhu cầu thực tế về cân bằng dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim tại Việt Nam, luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

1. Nghiên cứu xác định thuật toán giải bài toán tối ưu cân bằng dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim.

- Nghiên cứu xác định thuật toán giải bài toán cân bằng dây chuyền may theo công suất cho trước với mục tiêu tối thiểu số công nhân, tối đa hiệu suất cân bằng (GALB-1).

- Nghiên cứu xác định thuật toán giải bài toán cân bằng dây chuyền may theo số lượng công nhân cho trước với mục tiêu tối thiểu nhịp dây chuyền, tối đa hiệu suất cân bằng (GALB-2).

Nghiên cứu xác định thuật toán giải bài toán tìm nhịp dây chuyền để tối đa hiệu suất cân bằng (GALB-E).

2. Xây dựng phương pháp cân bằng dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim.

- Xác định bộ dữ liệu phục vụ cân bằng dây chuyền may. - Xác định điều kiện tổ chức cân bằng dây chuyền may. - Thiết lập phần mềm cân bằng dây chuyền may.

- Xây dựng quy trình thực hiện cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim

trên cơ sở thuật toán và phần mềm thiết lập.

- Ứng dụng phương pháp cân bằng dây chuyền tổ chức cân bằng dây chuyền may sản phẩm dệt kim.

43

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Nghiên cứu tối ưu cân bằng dây chuyền công nghiệp may sản phẩm dệt kim (Trang 55 - 57)