Tác động của quỹ hỗ trợ nông dân đến thu nhập và chi tiêu của các hộ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá tác động của quỹ hỗ trợ nông dân huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đến thu nhập và chi tiêu của các hộ vay (Trang 43)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học & thực tiễn

1.2.1. Tác động của quỹ hỗ trợ nông dân đến thu nhập và chi tiêu của các hộ

vay tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

Những năm qua, Hội Nông dân huyện Phù Yên đã thực hiện tốt việc giải ngân nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất, giúp người nông dân có điều kiện đầu tư, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp, khai thác tiềm năng và thế mạnh của địa phương, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho hội viên nông dân.

Đến năm 2020 Quỹ hỗ trợ nông dân trên địa bàn huyện Phù Yên đã giải ngân hơn 3,1 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương ủy thác 01

34

tỷ 750 triệu đồng, thực hiện 3 dự án với 35 hộ tham gia; Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh hỗ trợ triển khai 1 dự án với 10 hộ tham gia, kinh phí 500 triệu đồng; Quỹ hộ trợ nông dân huyện trên 860 triệu đồng, thực hiện 15 dự án với 58 hộ tham gia... Từ nguồn quỹ, hội viên đã tập trung đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế sản xuất hàng hóa; liên kết phát triển hợp tác xã, nhiều hộ đã có thu nhập trên 100 triệu động/năm. Hầu hết các mô hình vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu, như: Chăn nuôi bò sinh sản tại xã Mường Do, Mường Bang, Mường Cơi, Huy Bắc; nuôi lợn tại xã Huy Thượng...

Để đạt được các kết quả trên là do quỹ hỗ trợ nông dân huyện Phù Yên tỉnh Sơn La đã có các cách làm hiệu quả như:

Hội Nông dân huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động giúp cán bộ, hội viên và người dân trên địa bàn hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển quỹ hỗ trợ nông dân.

Trong quá trình bình xét cho vay, Hội tiến hành khảo sát chặt chẽ các hộ có nhu cầu tham gia vay vốn, trong đó ưu tiên lựa chọn các hộ có tinh thần trách nhiệm cao trong việc sử dụng nguồn vốn, có nhân lực và các điều kiện khác để phát huy nguồn vốn.

Hội còn định hướng cho các hộ vay vốn trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay; vận động hội viên tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt.

Các cơ sở hội cũng thường xuyên xuống tận các hộ vay vốn kiểm tra, theo dõi quá trình sử dụng nguồn vốn của hội viên 100% hội viên đều sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Quỹ hỗ trợ nông dân là một trong những chương trình cho vay có tính thiết thực và đạt hiệu quả, trực tiếp giúp nông dân có điều kiện xây dựng mô hình kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Thời gian tới, Hội Nông dân huyện tiếp tục khảo sát, nắm bắt nhu cầu vay vốn của hội viên cơ sở, nhằm đầu tư các mục tiêu dự án phù hợp về phát triển quy mô chăn nuôi đại gia súc, gia cầm ở các

35

cơ sở hội; phối hợp với các đơn vị tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên nông dân, các cơ quan ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang quyên góp và ủng hộ quỹ hỗ trợ nông dân để quỹ ngày càng lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu cho các hội viên. (http://www.quyhotronongdan.vn)

1.2.2. Tác động của quỹ hỗ trợ nông dân đến thu nhập và chi tiêu của các hộ vay tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái vay tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Những năm qua, Hội Nông dân huyện Trấn Yên đã giúp nhiều hội viên vay vốn với lãi suất ưu đãi từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) để đầu tư phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Hội Nông dân huyện cũng đã tiếp nhận 01 tỷ đồng từ nguồn Quỹ HTND tỉnh triển khai 02 dự án "Chăn nuôi trâu sinh sản” tại xã Cường Thịnh và Hưng Khánh với 40 hộ vay vốn phát triển chăn nuôi hiệu quả... Kết quả đến nay, Hội Nông dân huyện đã hỗ trợ hội viên thực hiện 08 dự án với tổng số tiền vay từ Quỹ HTND các cấp là trên 4,5 tỷ đồng. Từ đó đã phát triển nhóm hộ nông dân liên kết sản xuất, kinh doanh thực hiện các mô hình: chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, trồng cây ăn quả có múi tại các cơ sở Hội như: Lương Thịnh, Y Can, Quy Mông, Báo Đáp, Nga Quán, Minh Quán, Minh Quân, Việt Hồng... Các hộ tham gia thực hiện các dự án đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để có được các kết quả như vậy quỹ hộ trợ nông dân huyện Trấn Yên đã có các cách làm cụ thể như:

Huyện hội đã khảo sát nhu cầu vay vốn của các hộ hội viên, ưu tiên lựa chọn các hộ có tinh thần trách nhiệm cao trong việc sử dụng nguồn vốn vay, có nhân lực và điều kiện để phát huy hiệu quả nguồn vốn.

Làm tốt công tác tập huấn, hướng dẫn hội viên thực hiện các quy định của Quỹ HTND.

Tích cực phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn tổ chức các lớp tập huấn, dạy nghề, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ áp dụng vào sản xuất và khuyến khích bà con nông dân làm theo.

36

Hội cũng đã liên kết ủy thác với các tổ chức tín dụng, xây dựng các dự án vay vốn Quỹ HTND các cấp khả thi, phù hợp với định hướng phát triển của huyện để triển khai thực hiện.

Với các kinh nghiệm của quỹ hỗ trợ nông dân đã khẳng định, nhiều mô hình sản xuất - kinh doanh của hội viên nông dân được vay vốn từ Quỹ HTND đã phát huy hiệu quả, các hộ phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, tăng thu nhập cho gia đình từ 60 - 70 triệu đồng/năm hình thành các vùng sản xuất tập trung, sản xuất các sản phẩm chủ lực, hàng hóa của địa phương, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế của địa phương (http://www.quyhotronongdan.vn)

1.3.Tổng quan các công trình nghiên cứu

Với các nội dung nghiên cứu về quỹ hỗ trợ nhân dân hiện nay đã có nhiều bài viết, nghiên cứu về quỹ hỗ trợ nông dân đóng góp vào sự phát triển hoạt động tín dụng, nông nghiệp tại địa phương.

Nghiên cứu của Kim Thị Dung (1999) "Thị trường vốn tín dụng nông thôn và sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân huyện Gia Lâm - Hà Nội", đã đánh giá thị trường vốn tín dụng huyện Gia Lâm như sau: Thị trường vốn tín dụng trong nông thôn của huyện Gia Lâm khá phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau. Các hộ ở nông thôn có thể vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Ngân hàng NN&PTNT chiếm thị phần lớn nhất và tín dụng không chính thức cũng chiếm thị phần không nhỏ trong thị trường vốn tín dụng nông thôn. Số hộ nông dân vay vốn và số vốn vay từ các tổ chức tín dụng chính thống ngày càng tăng, góp phần giảm bớt tín dụng nặng lãi. Hộ nông dân Gia Lâm đã sử dụng vốn vay có hiệu quả vào nhiều mục địch sản xuất khác nhau, Tuy nhiên, trên địa bàn huyện có nhiều tổ chức tham gia nắm giữ, quản lý và xét duyệt cho vay với nhiều mức lãi suất khác nhau, quy trình xét duyệt quá phức tạp và mất nhiều thời gian, dẫn đến tiêu cực, lãng phí. Mạng lưới hệ thống tổ chức tín dụng chính thống chuyên nghiệp chưa trải rộng đến thôn xã, cả huyện mới có 6 cụm vì thế hạn chế rất lớn đến việc huy động vốn cũng như cho vay vốn tới hộ nông thôn.

37

Nghiên cứu "Thực trạng và tác động của hệ thống tín dụng nông thôn với sự phát triển kinh tế các hộ gia đình nông dân huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên" của Hoàng Minh Đạo (2007) góp phần vào việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nguồn và các kênh chuyển tải tín dụng vào nông nghiệp nông thôn, tìm hiểu thực trạng hệ thống tín dụng nông thôn và tác động của nó với sự phát triển kinh tế các hộ, đề xuất một số giải pháp thích hợp góp phần nâng cao kinh tế các hộ nông dân huyện Định Hoá. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị gia tăng bình quân/hộ sau vay vốn trong các nhóm gia tăng theo mức vay vốn. Mức tăng của hộ vay vốn tăng theo sự gia tăng của lượng vốn vay, tuy vốn sử dụng có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cách thức quản lý vốn của mỗi hộ nhưng thực tế hộ vay vốn giá trị càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

Nghiên cứu của Nghiên cứu của Đỗ Văn Chức (2015), luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh với nội dung về “Hoàn thiện quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Thái Nguyên”. Nghiên cứu đã đưa ra các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hoàn thiện quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân. Nghiên cứu đã đánh giá chung về hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân tại tỉnh Thái Nguyên và đưa ra những hạn chế nguyên nhân của những hạn chế. Nghiên cứu cũng đưa ra được năm giải pháp về hoàn thiện quản lý Quỹ hỗ trợ nông dân bao gồm: (1)giải pháp về hoàn thiện quản lý huy động nguồn vốn, (2) giải pháp về hoàn thiện hệ thống văn bản hoạt động quản lý, (3) giải pháp về hoàn thiện mô hình tổ chức Quỹ, (4) giải pháp về công tác kiểm tra giám sát, (5) giải pháp về hoàn thiện công tác tổ chức quản lý và đã đưa ra được các kiến nghị với Quỹ hỗ trợ nông dân trung ương, ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Ban nông thôn mới và sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng (2014), luận văn thạc sĩ kinh tế tại Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh nghiên cứu về “Hoàn thiện quản lý quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Ninh” luận văn đã đưa ra được mục tiêu đối

38

tượng phạm vi nghiên cứu trong đó đã đưa ra được các kinh nghiệm và rút ra được bài học kinh nghiệm đối với quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Ninh trong nghiên cứu đã phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Quảng Ninh và đánh giá chung được hiệu quả hoạt động của quỹ.

1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các địa phương khác về tác động của quỹ hỗ trợ nông dân đến thu nhập và chi tiêu của các hộ vay tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Thông qua bài học kinh nghiệm của các địa phương từ hiệu quả của quỹ hỗ trợ nông dân đến thu nhập và chi tiêu của các hộ vay tại các địa phương có điều kiện tương đồng với Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên như sau:

Một là, thành lập ban điều hành Quỹ HTND hoạt động độc lập, không

kiêm nhiệm, có con dấu và tư cách pháp nhân riêng, cũng như các cơ sở vật chất khác như: phòng làm việc, máy tính, máy in... là bước đầu tiên để hoàn thiện quy trình quản lý quỹ Hỗ trợ nông dân.

Hai là, nội dung hoạt động của Quỹ HTND phải linh hoạt, đa dạng hoá,

bám sát thực tế tại địa phương nhằm đáp ứng nguyện vọng của hội viên nông dân mới có thể phát huy được cao nhất hiệu quả Quỹ HTND.

Ba là, sự ủng hộ, quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền có ảnh hưởng rất lớn tới Quỹ HTND. Muốn cho hoạt động của Quỹ sôi nổi, đậm nét, cần có sự tham gia trực tiếp của các ban, ngành vào Ban điều hành Quỹ. Hơn nữa, với sự tham gia của các ban ngành, mục đích, quy chế, hoạt động... của Quỹ HTND được toàn xã hội hiểu, chia sẻ nhiều hơn.

Bốn là, hoạt động của Quỹ HTND các cấp cần có quy chế, quy định về tổ

chức, điều hành, nghiệp vụ, kiểm soát... cụ thể, rõ ràng, nhưng không cứng nhắc, máy móc, áp đặt. Mọi quy chế của Quỹ HTND đều phải xuất phát từ lợi ích hội viên và vì hội viên nông dân.

39

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm chung về huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: UBND huyện Định Hóa)

Định Hoá là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên có tọa độ địa lý: Vĩ độ Bắc từ 24o05’ đến 24o40’; Kinh độ Đông từ 185o05’ đến

40

185o80’. Huyện Định Hoá cách thành phố Thái Nguyên 50 km theo quốc lộ 3 và tỉnh lộ 268, nằm giữa vùng Việt Bắc là căn cứ địa cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ranh giới lãnh thổ huyện Định Hoá như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn); - Phía Đông giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn);

- Phía Nam giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên); - Phía Tây giáp huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang).

(Nguồn: UBND huyện Định Hóa) 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Do cấu trúc của huyện chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nên tạo ra diện mạo địa hình của vùng lãnh thổ này chủ yếu là địa hình vùng núi cao, đồi và núi đan xen, chèn kẹp nhau. Nhìn chung huyện Định Hóa có địa hình khá phức tạp, phần lớn diện tích trên lãnh thổ huyện là vùng núi cao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở bị chia cắt mạnh. Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe, ven sông suối hoặc thung lũng vùng núi đá vôi.

2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Khí hậu của huyện mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ, có hai mùa rõ rệt.

- Chế độ mưa: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11

đến tháng 3 năm sau (số ngày mưa bình quân 137 ngày), lượng mưa trung bình là 1.710mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều, trong các tháng mùa mưa tập trung 90% lượng mưa cả năm (từ tháng 6 đến tháng 9), mưa lớn tập trung trong tháng 7 và tháng 9 thường gây xói mòn đất, lũ lụt chịu ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,5oC, các tháng nóng là

các tháng mùa mưa, nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 28,7oC, các tháng có nhiệt độ thấp từ tháng 11 đến tháng 2, thấp nhất là tháng 1 với nhiệt độ trung bình 14,9oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39,5oC (tháng 6), tối thấp

41

tuyệt đối là 3oC (tháng 1), biên độ nhiệt ngày đêm trung bình khá lớn (>7oC). Với nền chế độ nhiệt như trên, các loại cây ăn quả nhiệt đới phát triển tốt. Đối với các loại cây trồng ngắn ngày có thể trồng 2 - 3 vụ trong năm.

- Chế độ bốc hơi và chế độ ẩm: Lượng bốc hơi hàng năm khoảng

985mm, tháng 5 có lượng bốc hơi lớn nhất (100mm), có 3 tháng trong mùa khô, chỉ số ẩm ướt k<0,5 đây là thời kỳ khô hạn gay gắt, nếu không có biện pháp tưới, giữ ẩm thì ảnh hưởng rất lớn đối với năng suất cây trồng. Độ ẩm trung bình năm dao động từ 80 - 85%, các tháng mưa độ ẩm cao hơn từ 83 - 87%, độ ẩm thấp ở các tháng cuối năm gây khó khăn cho phát triển vụ Đông.

- Chế độ gió: Nằm trong vùng có chế độ gió mùa, có hai hướng gió chủ đạo thay đổi theo mùa. Mùa hè chủ yếu có gió thành phần đông, mùa đông chủ yếu có gió thành phần Bắc. Tốc độ gió trung bình 1,5 - 2m/s trong các tháng mưa (tháng 6 đến tháng 9) thường có gió mạnh, gió giật làm ảnh hưởng tới cây trồng.

2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2020 là 51.351,4 ha. Trong đó: + Diện tích đất nông lâm nghiệp là 45.629,7 ha chiếm 88,8% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 11.142,9 ha, chiếm 24,4% tổng diện tích đất nông lâm nghiệp; đất lâm nghiệp là 33.595,2 ha, chiếm 73,6% tổng diện tích đất nông lâm nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản là 891,6 ha, chiếm 2,0% tổng diện tích đất nông lâm nghiệp.

+ Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 2.702,7 ha, chiếm 5,3% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất ở có diện tích là 1.041,4 ha chiếm 38,5% diện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá tác động của quỹ hỗ trợ nông dân huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đến thu nhập và chi tiêu của các hộ vay (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)