5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học & thực tiễn
2.3.2. Phương pháp xử lý, phân tích thông tin số liệu
2.3.2.1. Phương pháp phân tích Excel
Các loại số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu được được kiểm tra, phân tổ và tổng hợp theo hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đã xây dựng sử dụng phần mềm thống kê STATA. Các thông tin định lượng trong bảng hỏi (phiếu điều tra) được tính toán xử lý một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu như: Độ lệch chuẩn (SD), sai số chuẩn (SE) nhằm hiểu rõ bản chất dẫy số liệu đã quan sát.
2.3.2.2. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến
Hồi quy là phương pháp tìm mối quan hệ phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc) vào một hoặc nhiều biến khác (biến độc lập).
Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích mối liên hệ tương quan giữa một số biến độc lập là các biến định lượng và biến định tính (biến giả định) với các biến phụ thuộc là thu nhập bình quân của hộ và chi tiêu bình quân của hộ.
Hiệu quả sử dụng từ khoản vay của quỹ hỗ trợ nông dân được đo lường thông qua các thu nhập của hộ có được thông qua việc sử dụng nguồn vốn vay, như chỉ tiêu về thu nhập của hộ, chi tiêu của hộ, có khả năng vươn lên để có thu nhập cao.
53
Mục đích của phân tích hồi quy: Nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập và chi tiêu bình quân của hộ.
Ý nghĩa mô hình: Thông qua mô hình hồi quy đa biến có thể thấy rõ được các biến số nào có ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu bình quân của hộ, từ đó, có thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Đề tài sử dụng mô hình nghiên cứu sau để đánh giá tác động:
Yi = α + β1X1i + β2 X2i + β3 X3i + β4X4i + β5X5i + β6X6i + β7X7i + €
Trong đó:
- Yi đại diện cho các chỉ tiêu đại diện cho tình trạng của hộ thứ i như thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người/năm.
- X1i đại diện cho tuổi của chủ hộ thứ i. - X2i đại diện cho số người phụ thuộc - X3i đại diện cho tình trạng nghèo của hộ - X4i đại diện cho biến cố bất lợi đối với chủ hộ - X5i đại diện cho khoảng cách đến quỹ
- X6i đại diện cho trị giá khoản vay - X7i đại diện cho thời gian vay
Adjusted R-Square: Hệ số điều chỉnh được sử dụng để phản ánh mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến, cho biết bao nhiêu % sự biến động của biến phụ thuộc Y được giải thích bởi các biến độc lập được xác định trong mô hình. Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính tổng thể. Trị giá thống kê F được tính từ R-Square của mô hình đầy đủ, giá trị Sig.F change rất nhỏ cho thấy ta sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số hồi qui bằng 0 (ngoại trừ hằng số), mô hình hồi qui tuyến tính của nghiên cứu phù hợp với tập dữ liệu đã thu thập và có thể sử dụng được.
βk: Hệ số hồi qui riêng phần, đo lường % thay đổi của Y khi Xk thay đổi 1%, giữ các biến độc lập không đổi.
54
Với các biến định tính (biến giả định D): Khi biến giả định Dj nhận giá trị 1 thì Y tăng thêm một lượng là eβ lần.
Bảng 2.6. Ý nghĩa các biến sử dụng trong mô hình hồi quy
Tên biến Nội dung biến
1. Biến phụ thuộc (Biến được giải thích)
Thu nhập (Y1) Thu nhập bình quân của hộ được tính bằng triệu đồng trên năm Chi tiêu (Y2) Chi tiêu bình quâncủa hộ được tính bằng triệu đồng trên năm
2. Biến độc lập (Biến giải thích)
Tuổi của chủ hộ
(X1) Tuổi của chủ hộ được tính bằng số năm Số người phụ
thuộc (X2) Số người phụ thuộc được tính bằng số lượng người Tình trạng nghèo
của hộ (X3)
Biến giả định. Giá trị là 1 nếu hộ điều tra thuộc hộ nghèo và nhận giá trị 0 nếu hộ điều tra không thuộc hộ nghèo Biến cố bất lợi
(X4)
Biến giả định. Giá trị là 1 nếu hộ điều tra có biến cố bất lợi trong cuộc sống và nhận giá trị 0 nếu hộ điều tra không có biến cố gì
Khoảng cách đến quỹ (X5)
Khoảng cách từ hộ đến điểm gần nhất của quỹ tính bằng Km
Trị giá khoản vay (X6)
Tổng số vốn đã vay từ quỹ hỗ trợ nông dân tính bằng triệu đồng
Thời gian vay(X7) Thời gian vay tính bằng năm
Nguồn: Tính toán của tác giả 2.3.2.3. Nghiên cứu mô tả và nghiên cứu giải thích
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả để thiết lập trạng thái tồn tại của sự vật hiện tượng, chỉ ra vấn đề hiện thực của đối tượng nghiên cứu, là tiền đề cho nghiên cứu giải thích nhằm chỉ ra mối quan hệ tất yếu, bản chất của hiện tượng này (tức là hiện tượng cần được giải thích) với hiện tượng khác mà có quan hệ với hiện tượng giải thích.