- Triển khai để giáo viên nắm được quy trình tổ chức các HĐGDNGLL.
3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản về sáng kiến:
Đề tài Sáng kiến tập trung vào việc nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên gặp khó khăn trong thực hiện xây dựng, thiết kế và tổ chức các tiết, các buổi Hoạt động trải nghiệm. Từ đó đưa ra các giải pháp giúp giáo viên xây dựng hiệu quả nội dung, hình thức Hoạt động trải nghiệm. Cụ thể
là đề tài đã tổng hợp và cung cấp hệ thống kiến thức cần thiết để giáo viên nắm chắc, hiểu đúng tầm quan trọng của Hoạt động trải nghiệm; đồng thời định hướng dạy Hoạt động trải nghiệm ở lớp 1 và các lớp 2, 3, 4, 5; bên cạnh là một số giải pháp hỗ trợ nhằm giúp giáo viên hoàn thành tốt việc xây dựng, thiết kế và tổ chức thành công các tiết, các buổi Hoạt động trải nghiệm ở trường Tiểu học.
Để xây dựng, thiết kế được nội dung, hình thức và tổ chức tốt, hiệu quả các tiết, các buổi Hoạt động trải nghiệm thì đòi hỏi người giáo viên phải thực sự cố gắng, luôn tự rèn luyện, tự nghiên cứu và học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ. Hơn nữa đòi hỏi giáo viên phải thật sự tâm huyết, đam mê, nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu, vì sự phát triển của nhà trường và vì sự nghiệp giáo dục chung của đất nước.
Việc triển khai, vận dụng các giải pháp của đề tài trong giảng dạy tại đơn vị thực sự đã đem lại hiệu quả thiết thực. Chất lượng các tiết, các buổi Hoạt động trải nghiệm nói riêng, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường nói chung đã được nâng lên rõ rệt. Học sinh rất thích tham gia hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể và các hoạt động xã hội; học sinh đến trường với tâm thế rất thoải mái, vui vẻ, sẵn sàng tham gia các phong trào, các hoạt động do giáo viên và nhà trường tổ chức.
Chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên được nâng cao, giáo viên tự tin hơn khi tổ chức các tiết, các buổi Hoạt động trải nghiệm. Từ đó hiệu quả giáo dục, đào tạo của nhà trường cũng được nâng lên một cách bền vững, tạo được niềm tin ở nhân dân trong địa bàn. Phụ huynh học sinh hài lòng với kết quả học tập của con em mình, tin tưởng vào nhà trường, sẵn sàng hỗ trợ về tinh thần, công sức để xây dựng cơ sở vật chất làm cho bộ mặt của trường ngày một khang trang.
Việc tổ chức tốt các tiết, các buổi Hoạt động trải nghiệm ở nhà trường giúp hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị- xã hội. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho trẻ thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách nhiệm đối với công việc chung. Mà hơn hết là giúp các em củng cố, khắc sâu những kiến thức đã được học qua các môn học, các hoạt động ở trên lớp.Bên cạnh đó còn làm phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em; hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực như năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo hay hình thành và phát triển các kỹ năng ban đầu, cơ bản cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của trẻ (kĩ năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi; kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động, kĩ năng đánh giá hoạt động; kĩ năng ra quyết định và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp,…)
Chính vì thế, tôi nghĩ nếu tất cả giáo viên đều quan tâm đến việc xây dựng nội dung, chương trình và tổ chức tốt Hoạt động trải nghiệm trên cơ sở thực hiện tốt nội dung của đề tài thì chắc chắn chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường sẽ được nâng lên.
3.2. Các đề xuất, khuyến nghị:
- Các tổ chuyên môn, giáo viên trong nhà trường cần tích cực hơn trong việc nghiên cứu, xây dựng kế hoạch bài dạy và thực hiện tích cực các tiết Hoạt động trải nghiệm.
- Ngành cấp trên cần tổ chức các buổi tập huấn về Hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trong toàn thị xã để các trường triển khai và tổ chức thực hiện tốt trong những năm học tới.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng để đề tài được hoàn thành tốt nhất nhưng không sao tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng sáng kiến các cấp và các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn.
Tôi cam đoan những giải pháp trong Sáng kiến này là do chính chúng tôi nghiên cứu và thực hiện, không sao chép của bất kỳ ai. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hoài Đức, tháng 3 năm 2021
Người thực hiện
Nguyễn Thanh Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo dục năm 2019 (Luật số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019)
2. Chương trình Giáo dục tổng thể của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
3. Chương trình Hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
4. Tài liệu tập huấn giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 1 “Cánh Diều” Hoạt động trải nghiệm – Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
5. Sách giáo viên 1 Hoạt động trải nghiệm –Nguyễn Dục Quang (Tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
6. Chương trình giáo dục cấp Tiểu học, ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 7. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường
Tiểu học (Module TH38) – Trần Thị Tố Oanh.
8. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5 (2010) - Lưu Thu Thủy (chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam.
9. Chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Phổ thông - Tài liệu trường CBQL GD&ĐT Trung ương I.
10. Công văn số 746/PGDĐT-GDTH ngày 07 tháng 10 năm 2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hoài Nhơn V/v hướng dẫn thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong Chương trình GDPT 2018 từ năm học 2020-2021. PHỤ LỤC 1 HĐĐ THỊ XÃ HOÀI NHƠN LĐ TRƯỜNG TH SỐ 1 HOÀI ĐỨC Số 02 /KH-LĐ ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
Hoài Đức, ngày 18 tháng 09 năm 2020
KẾ HOẠCH