Quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 20122019 (Trang 58 - 59)

Nợ xấu luôn là một rủi ro trong hoạt động chính tạo ra lợi nhuận là hoạt động cấp tín dụng. Vì vậy, công tác quản lý và giảm nợ xấu cần phải được đặt lên sự quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị ngân hàng. Để có thể giảm thiểu nợ xấu, các NHTM có thể sử dụng những biện pháp sau đây:

- Xây dựng cơ chế và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng dựa trên tiêu chuẩn Basel, tuân thủ các bước trong quản lý trước và sau khi cấp tín dụng, kiểm tra khách hàng xem có sử dụng vốn đúng mục đích hay không. Các ngân hàng cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ trong quá trình sử dụng dòng tiền và đề phòng những rủi ro có thể xảy ra khi khách hàng không trả được nợ hay nhân viên thẩm định chưa đánh giá được đúng khả năng trả nợ của khách hàng. Các ngân hàng nên quan tâm tới chất lượng của khoản tín dụng hơn là số lượng, vì nếu chất lượng thấp sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh và kể cả mức sinh lời.

- Xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm làm căn cứ cho việc đánh giá tiềm năng của khách hàng, từ đó có thể quyết định việc có cấp tín dụng hay không. Ngoài ra, hệ thống này là công cụ hữu ích trong việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN.

- Thường xuyên có những buổi đào tạo, bồi dưỡng về mặt nghiệp vụ và đạo đức dành cho các cán bộ cũng như nêu cao lên tinh thần trách nhiệm để họ có được khả năng thẩm định tín dụng tốt nhất.

- Tiếp tục xử lý các khoản nợ xấu còn tồn đọng bằng cách như: thanh lý các tài sản bảo đảm hay bán nợ cho VAMC bằng việc cung cấp trái phiếu.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 20122019 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)