Hạn chế rủi ro tài sản và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm hảo hảo tại công ty acecook giai đoạn 2020 - 2021 (Trang 27 - 30)

Doanh nghiệp có thể giảm thiệt hại từ doanh thu do phải thu hồi lại sản phẩm bằng cách chuyển số hàng đó xuất khẩu sang thị trường ít khó tính hơn. Với thị trường EU, công ty đã tạm ngưng việc xuất khẩu và đang tìm cách khắc phục trong tương lai.

Sự việc trên cũng đã ít nhiều giảm lượng hàng hóa tiêu thụ của khách hàng nội địa do tâm lý e ngại cho sức khỏe, công ty đã và đang tích cực tuyên truyền, đính chính lại những thông tin sai sự thật và đảm bảo với người dân về chất lượng sản phẩm nội địa. Thực hiện các đợt khuyến mãi, tiếp thị sản phẩm nhằm giành lại thị phần.

Với các đối tác làm ăn, sự việc trên cũng làm ảnh hưởng đến HĐ kinh doanh của công ty. Acecook cần chủ động xin lỗi, chịu trách nhiệm và cam đoan tuân thủ điều kiện tiêu chuẩn sản phẩm theo quy định tại nước nhập khẩu.

KẾT LUẬN

Quản trị rủi ro trong kinh doanh là vấn đề hiện nay được nhiều Doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong kinh doanh. Mọi doanh nghiệp và tổ chức đều đối mặt với nguy cơ xảy ra những sự kiện bất ngờ, có thể khiến công ty bị tổn thất, thậm chí dẫn đến phá sản. Acecook Việt Nam – một công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu với hơn 50% thị phần trong lĩnh vực sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam – có thể được coi là "gã khổng lồ" của ngành thực phẩm trong nước. Dù có một vị trí vững chắc trên thị trường sau gần ba thập kỷ hoạt động, Acecook Việt Nam vẫn gặp phải những trở ngại lớn, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty. Đặc biệt, vụ việc “Mì Hảo Hảo bị thu hồi vì chứa chất cấm” mới đây đã ảnh hưởng xấu tới công ty, đòi hỏi doanh nghiệp chú trọng hơn đến vấn đề quản trị rủi ro.

Bài luận đã nhận dạng rủi ro – cả từ môi trường trong và ngoài – mà Acecook Việt Nam gặp phải, đồng thời phân tích rủi ro một cách chi tiết, từ vấn đề nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất cho đến vấn đề về pháp lý và khủng hoảng truyền thông mà công ty đã phải đối mặt. Thông qua việc nhận dạng và phân tích, một số giải pháp được cả nhóm đưa ra có thể giúp Acecook Việt Nam hạn chế được những rủi ro không đáng có mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong tương lai. Vế vấn đề nhà cung ứng, xác định rõ, Acecook Việt Nam cần siết chặt hơn trong khâu kiểm soát nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, phân phối. Bên cạnh đó, nên triệt để hơn trong khâu xử lý khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp, rút kinh nghiệm từ bài học cũ bằng cách xây dựng mối quan hệ tốt với truyền thông nhằm hạn chế việc phóng đại, đưa tin rầm rộ gây ảnh hưởng tới danh tiếng. Acecook Việt Nam nên có những chuyên gia pháp lý liên tục cập nhật quy định mới, tránh xảy ra sự việc tương tự. Và cuối cùng, công ty cần tích cực tuyên truyền, đính chính lại những thông tin sai sự thật, đồng thời chủ động xin lỗi, chịu trách nhiệm trước cộng đồng

cũng như với đối tác làm ăn, coi đây là một bài học để rút kinh nghiệm và từng bước xây dựng lại danh tiếng của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì? Tầm quan trọng của kiểm toàn nội bộ trong quản trị rủi ro doanh nghiệp (2021), Luật Minh Khuê. https://luatminhkhue.vn/quan-tri-rui-ro-doanh-nghiep-la-gi-tam- quan-trong-cua-kiem-toan-noi-bo-trong-quan-tri-rui-ro-doanh- nghiep.aspx

2. ThS. Nguyễn Ngọc Dương, Khái luận về Quản trị rủi ro.

https://eldata11.topica.edu.vn/HocLieu/TC308/PDFslide/TC308_Bai 1_v1.0014111204.pdf

3. Giải quyết tình huống quản trị rủi ro.

https://123docz.net/document/1456679-giai-quyet-bai-tap-tinh- huong-quan-tri-rui-ro.htm

4. Chu Thế Toàn (2021), Phân tích tình huống rủi ro của NESTLÉ trong vụ ngộ độc sữa trẻ em xảy ra ngày 25/04/2019 tại Ninh Thuận, Đại học Ngoại Thương.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh sản phẩm hảo hảo tại công ty acecook giai đoạn 2020 - 2021 (Trang 27 - 30)