Qua những phân tích về thị trường chè thế giới và chính sách nhập khẩu của các nước nhập khẩu, đối thủ cạnh tranh cũng như tiềm lực xuất khẩu chè của Việt Nam và chính sách điều hành xuất khẩu của Việt Nam chúng ta có thể nhận thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa cho mặt hàng này:
Về điểm yếu
- Thiếu sự lãnh đạo và kết hợp giữa người dân và doanh nghiệp gây ra
nhiều khó khăn trong công tác quản lý về chất lượng, số lượng và giá cả. Đây là nguyên nhân làm cho nguồn cung chè luôn bị biến động và chất lượng chè không cao.
- Chưa có đầu tư cho thương hiệu chè: hiện nay thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam rất lớn nhưng lại không có một thương hiệu lớn nào tương sứng với tiềm lực hiện tại, làm cho giá trị xuất khẩu không cao.
- Chất lượng chè chưa cao chủ yếu là do thiếu sự quan tâm về cây giống, quy hoạch và các công đoạn chăm sóc và chế biến. Đa số cây giống là do nông dân tự phát, không rỏ nguồn gốc và chất lượng.
Về điểm mạnh
- Có sản lượng xuất khẩu chè lớn thứ năm trên thế giới Sri Lanka, Kenia, Ấn Độ, Trung Quốc, xuất khẩu khoảng 118 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Ứng dụng các thành tựu khao học kỹ thuật vào sản xuất gốp phần nâng cao chất lượng.
- Có điều kiện tự nhiên thuận lợi thích hợp để trồng chè, có thể trồng được các giống chè chất lượng cao.
Cơ hội
- Có cơ hội để xây dựng thương hiệu chè toàn cầu hùng mạnh như các
tự nhiên để có được một sản phẩm chất lượng và một thương hiệu mạnh tương đương.
- Nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh là điểm đến của nhiều nhà đầu tư
trên thế giới, với nhiều chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn của nhà nước.
Đe dọa
- Áp lực cạnh tranh lớn gây khó khăn trong xuất khẩu và chịu áp lực lớn về cạnh tranh giá cả, không thu được giá trị cao.
- Các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của các nước nhập khẩu và
những qui định nhập khẩu khác gây khó khăn trong xuất khẩu của nước ta.